Vì sao một số trường hợp trẻ nhỏ uống sữa bò lại bị đau bụng?
![]() | Thu giữ hơn 720 hộp sữa bột trẻ em hết hạn đang trên đường vào TP.HCM tiêu thụ |
![]() | Những nhóm người tuyệt đối không được uống sữa bò |
Không thể phủ nhận vai trò của sữa về mặt dinh dưỡng, đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người khi uống sữa, đặc biệt là sữa bò thường bị tiêu chảy hoặc buồn nôn.
![]() |
Theo BS-CKI Trần Thị Minh Nguyệt - Viện Dinh dưỡng Nutifood cho biết những trường hợp này gọi là dị ứng đạm sữa bò. Song dị ứng sữa bò ở trẻ nhỏ có thể không được nhận biết, thậm chí còn “đổ oan” cho bệnh đường tiêu hóa.
![]() |
Dị ứng sữa bò là phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ với thành phần protein có trong sữa. Ảnh: Internet |
"Dị ứng đạm sữa bò là phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ với thành phần protein có trong sữa bò, lúc này hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ cho rằng các thành phần protein trong sữa bò là có hại cho cơ thể, từ đó cơ thể sẽ tự động sản xuất ra các kháng thể miễn dịch IgE có tác dụng trung hòa các protein này (còn gọi là chất gây dị ứng)", BS Nguyệt giải thích.
Theo đó, phản ứng này thường xảy ra từ vài phút đến vài giờ, đôi khi vài ngày sau khi trẻ sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa với rất nhiều biểu hiện bệnh đa dạng ở nhiều cơ quan khác nhau. BS Nguyệt cho hay đây là các dấu hiệu hay gặp là nổi mẩn đỏ, mề đay, buồn nôn, nôn ói, tiêu phân lỏng, có thể tiêu ra máu, có thể xuất hiện khò khè, khó thở, sốc phản vệ…
Chia sẻ về loại dị ứng sữa bò này, BS Nguyệt cho hay: "Dị ứng đạm sữa bò có tính chất di truyền, những trẻ có bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, mày đay, hen, viêm mũi dị ứng… thì thường có nguy cơ mắc dị ứng đạm sữa bò cao hơn những trẻ khác. Trẻ dị ứng đạm sữa bò cũng có khả năng dị ứng với thực phẩm khác (trứng, cá, đậu phộng, thịt bò…) hoặc mắc một số bệnh lý dị ứng khác như viêm da cơ địa, hen, viêm mũi dị ứng…".
Vậy cần làm gì khi dị ứng sữa bò?
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, BS Nguyệt lưu ý: "Khi trẻ có các triệu chứng nghi ngờ dị ứng đạm sữa bò cần đưa trẻ đi khám để xác định chẩn đoán. Trẻ đã được chẩn đoán là dị ứng đạm sữa bò thì phải kiêng sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò, cũng không nên dùng các sản phẩm có chứa sữa động vật nói chung (như sữa dê, sữa trâu…)".
Ngoài ra, phải kiểm soát tất cả những thực phẩm trẻ ăn hoặc uống, lưu ý các thực phẩm trong thành phần có chứa sữa như bánh, kẹo, thực phẩm chế biến sẵn… nên đọc kỹ nhãn sản phẩm...
BS Nguyệt cũng cho hay tùy trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng sữa đậu nành hoặc sữa có đạm ở dạng thủy phân cho các trường hợp này.
Thông thường dị ứng đạm sữa bò có thể hết sau 1-3 tuổi, do đó theo thời gian bác sĩ có thể đánh giá lại và cho trẻ thử dùng lại các sản phẩm dinh dưỡng thông thường có chứa sữa bò, tuy nhiên chỉ thực hiện khi có chỉ định và dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, nếu không có phản ứng nào xảy ra trẻ có thể bắt đầu lại chế độ ăn có sữa và những chế phẩm từ sữa.
Theo Nguyên Hà/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng
Y tế 16/04/2025 17:52

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước 15/04/2025 09:42

Không chủ quan với bệnh não mô cầu
Y tế 14/04/2025 18:25

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi
Y tế 13/04/2025 13:07

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ
Y tế 12/04/2025 22:26

Một người lớn tử vong do sởi
Y tế 10/04/2025 20:43

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Y tế 08/04/2025 06:05

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11