Vì sao 1 thí sinh có thể đăng ký 48 nguyện vọng?
80% thí sinh đăng ký từ 1 đến 5 nguyện vọng | |
Một thí sinh đăng ký tới 48 nguyện vọng vào đại học |
Vì số nguyện vọng quá lớn nên đại diện Bộ GD ĐT cho biết, thí sinh này sẽ được hội đồng tuyển sinh xét tuyển theo hình thức thủ công, không đưa vào phần mềm tuyển sinh.
Theo Thứ trưởng Bộ GD ĐT Bùi Văn Ga, do điểm mới trong quy chế tuyển sinh ĐH CĐ năm, thí sinh được đăng ký xét tuyển (ĐKXT) không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Thí sinh có thể đăng ký không giới hạn nguyện vọng theo quy chế tuyển sinh năm nay (ảnh minh họa: IT) |
Ngoài ra, năm nay với phương thức trắc nghiệm theo bài thi, các trường ĐH, CĐ trong cả nước cũng đã bổ sung thêm nhiều tổ hợp môn mới dùng để xét tuyển ngoài các khối thi truyền thống (A, B, C, D, A1, D1...) Thậm chí, nhiều trường còn dùng nhiều tổ hợp môn thi để xét tuyển cho cùng 1 ngành nhằm thu hút được nhiều thí sinh có điểm cao.
Với sự ra đời của rất nhiều tổ hợp xét tuyển mới, theo tính toán của các chuyên gia giáo dục, nếu thí sinh chỉ thi 4 bài thi với 6 môn thì thí sinh đó sẽ có 14 tổ hợp môn thi có thể dùng để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, tức là có tối thiểu 14 cơ hội trúng tuyển.
Nếu thí sinh làm cả 5 bài thi với 9 môn thi thì tổ hợp dùng để xét tuyển sẽ là... không đếm xuể. Nếu dùng từng ấy tổ hợp môn thi để xét tuyển thì không phải chỉ có 48 nguyện vọng, mà số lượng nguyện vọng có thể đăng ký được còn lớn hơn nếu thí sinh muốn.
Quy chế thi năm nay cũng quy định, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Cụ thể, để xét tuyển đợt 1, thí sinh nộp phiếu ĐKXT cùng với hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia theo quy định của Sở GDĐT kèm theo lệ phí ĐKXT. Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định của trường.
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc đăng ký quá nhiều nguyện vọng như thí sinh trên là không hiệu quả. Theo ông Nguyễn Quốc Cường - Phó Trưởng ban đào tạo Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.Hồ Chí Minh, việc “ham” xét tuyển nhiều tổ hợp môn thi có thể dẫn đến phân tán tư tưởng rồi chọn nhầm vào ngành mà mình không yêu thích, không muốn gắn bó sau này.
Ông Cường cũng khuyên, nếu sau khi biết kết quả, điểm của tổ hợp môn thi không như dự kiến ban đầu cao hơn cũng nên căn cứ vào việc chọn ngành yêu thích để xét tuyển chứ đừng vì mục tiêu đỗ mà xét tuyển vào ngành bất kỳ.
Theo Tùng Anh/ danviet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40