Vi phạm trật tự xây dựng: Giảm mạnh nhưng chưa hết “nóng”
Vi phạm trật tự xây dựng vẫn diễn biến phức tạp | |
Hà Nội: Còn tồn tại 891 công trình vi phạm trật tự xây dựng | |
Xử lý sớm vi phạm về trật tự xây dựng không để phát sinh |
Chủ động trong phòng ngừa
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục, 11 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn thành phố phát sinh 16.885 công trình xây dựng. Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý 891 trường hợp vi phạm, chiếm 5,38%. So với năm 2016 và 2017, vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn thành phố đã giảm mạnh. Cụ thể, năm 2016 có 2.469 công trình vi phạm/19.138 công trình đã kiểm tra (chiếm 13,3%).
Cưỡng chế xử lý vi phạm TTXD tại công trình cống hóa mương Phan Kế Bính. |
Năm 2017, có 1.916 công trình vi phạm/17.422 công trình kiểm tra (chiếm 10,99%). Việc xử lý vi phạm tồn đọng cũng được thực hiện quyết liệt. Đến nay, đã xử lý 365/409 trường hợp vi phạm TTXD tồn đọng trong các năm 2015-2016 (đạt tỷ lệ 89%); xử lý 493/552 trường hợp nhà, đất “siêu mỏng, siêu méo” hình thành từ năm 2005 đến nay (đạt tỷ lệ 89,31%).
Sở Xây dựng cũng đã tích cực đôn đốc các quận, huyện xử lý đối với 120 trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng, tồn động cũ. Theo đó, với 32 trường hợp không đủ điều kiện tồn tại, gây phản cảm sẽ xử lý theo hướng thu hồi phục vụ mục đích công cộng. 88 trường hợp còn lại chỉ cấp phép khi chấp thuận hợp khối kiến trúc mặt đứng với công trình liền kề và xung quanh, hoặc cấp phép có điều kiện đảm bảo an toàn không gây phản cảm.
Như vậy, quản lý TTXD có thể coi như một điểm sáng trong các lĩnh vực công tác trong năm 2018 của Sở Xây dựng khi thể hiện đầy đủ trên cả 3 phương diện: Giảm số phát sinh; Giảm số tồn đọng và giảm số vụ vi phạm mang tính quy mô lớn. Có được thành tích này, một phần cũng là nhờ việc bàn giao các đội thanh tra xây dựng về địa phương, giúp địa phương tăng cường tính chủ động, tính chịu trách nhiệm toàn diện của người đứng đầu địa phương trong công tác quản lý TTXD.
Tăng cường tính chủ động
Tuy nhiên, bên cạnh một số quận, huyện đã làm tốt trong lĩnh vực quản lý TTXD trong năm qua như Long Biên, Bắc Từ Liêm, Phúc Thọ, Quốc Oai, Hoài Đức… vẫn còn nhiều địa phương chưa coi trọng công tác quản lý TTXD hoặc bao che, thiếu kiên quyết khi xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Đơn cử như trong giai đoạn Sở Xây dựng quản lý 30 Đội TTXD quận, huyện, thị xã (từ tháng 1/2014 đến hết ngày 10/8/2018), Sở quan công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, đã phát hiện, xem xét kỷ luật đối với 89 cán bộ, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực TTXD có vi phạm. Đây là một con số không nhỏ so với tổng số cán bộ trong toàn ngành.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân cơ bản khiến các vi phạm về TTXD vẫn kéo dài dai dẳng trong nhiều năm là do hệ thống văn bản pháp luật quản lý trong lĩnh vực quy hoạch, đất đai, xây dựng đô thị còn nhiều chồng chéo nên công tác quản lý gặp không ít khó khăn.
Ngoài ra, vì lợi nhuận mà không ít chủ đầu tư cố tình vi phạm pháp luật và sự thiếu kiên quyết trong việc kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm của chính quyền cơ sở nên trên địa bàn thành phố vẫn tồn tại nhiều trường hợp công trình không phép, sai phép, sai quy hoạch đã được phê duyệt về chiều cao, số tầng, mật độ xây dựng…
Được biết, theo quy định, việc quản lý TTXD thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền cơ sở được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương: Cụ thể tại Điều 29, Điều 50 với cấp huyện và Điều 36, Điều 64 với cấp xã.
Tuy nhiên để cụ thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị cũng như cơ quan quản lý, Sở Xây dựng đã hoàn thiện Dự thảo Quy định quản lý TTXD trên địa bàn thành phố, quy định rõ trình tự, thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố và đề cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã. Hiện đang trình UBND thành phố xem xét, ban hành.
Nhìn từ các công trình mang tính “lịch sử để lại” cho thấy, chỉ có giảm chắc chắn những vi phạm, ngăn ngừa phát sinh mới một cách hiệu quả bằng tổng thể các giải pháp trên thì công tác quản lý trật tự xây dựng mới xác lập được thế ổn định, từ đó tạo đà cho thành phố phát triển hiện đại, văn minh.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01