Vẫn nóng câu chuyện văn minh
Hợp tác thúc đẩy xúc tiến du lịch Hà Nội | |
Báo Mỹ vinh danh chợ nổi Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ Đông | |
Quảng bá du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc | |
Làm sao thu hút khách ‘nhà giàu’ đến Việt Nam? |
Tại hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn đã ghi nhận kết quả của ngành Du lịch năm 2017, ước tính thu hút khoảng 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng khoảng 30% so với 2016; doanh thu ước đạt 515.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, ngành Du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và kỳ vọng của xã hội; sản phẩm chưa hấp dẫn, còn mang tính tự phát, chưa bám theo nhu cầu thị trường; chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu; hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao; môi trường du lịch chưa thật sự tốt.
Các chuyên gia bàn về “Những vấn đề đặt ra trong tái cơ cấu ngành du lịch”. |
Theo tiến sỹ Nguyễn Đình Cung - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hiện nay sản phẩm dịch vụ du lịch còn đơn điệu, chất lượng chưa cao và chưa khai thác hết thị trường tiềm năng. Vẫn còn tồn tại một số hiện hượng gây ấn tượng không tốt đối với khách du lịch nước ngoài như bị gian lận khi mua hàng hóa và dịch vụ, bị làm phiền bởi người bán hàng rong, thói quen xả rác bừa bãi của một bộ phận người dân, độ an toàn khi tham gia giao thông không cao, giá cả đắt đỏ… đây là những vấn đề nóng gây ấn tượng không tốt, phản cảm đối với khách du lịch đến nước ta.
Còn Tiến sỹ Lương Hoài Nam thì cho rằng, có quá nhiều rác thải bẩn thỉu, hôi hám, ô nhiễm trên đường phố trong các khu dân cư và tại các điểm du lịch, là môi trường cho ruồi muỗi và các loại vi khuẩn gây hại cho người sinh sôi nảy nở. Trên phạm vi cả nước và tại mỗi địa phương, rất cần một “cuộc tuyên chiến” với các loại rác thải sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ, tuyên truyền nếp sống sạch sẽ, xử lý nghiêm các hành vi xả rác nơi công cộng. Theo Tiến sỹ Lương Hoài Nam thì cần ban hành quy chuẩn và giám sát thực hiện quy chuẩn về số lượng, chất lượng nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch như một nội dung quan trọng. Cần có biện pháp giải quyết dứt điểm nạn ăn xin, đeo bám, lừa đảo du khách. Để thực hiện hiệu quả mảng công việc này, Chính phủ cần sớm xây dựng, ban hành bộ chỉ số đánh giá và hàng năm công bố bảng xếp hạng “Điểm du lịch sạch, an toàn, thân thiện” cho từng địa phương và từng điểm du lịch thuộc địa phương như chỉ số năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn thẳng thắn nhìn nhận, ngành du lịch mới đạt được những thành tựu ban đầu, vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng, năng lực cạnh tranh vẫn còn yếu so với các nước trong khu vực. Việc thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nhằm khắc phục những điểm yếu của du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Đây cũng là một trong 8 nhiệm vụ trọng tâm Chính phủ đề ra trong Chương trình Hành động thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị. |
Cùng ý kiến với Tiến sỹ Lương Hoài Nam, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng GĐ Công ty du lịch Vietravel nhận xét: “Việt Nam được đánh giá rất cao về tiềm năng và các tài nguyên du lịch nhưng các yếu tố để biến những tiềm năng thành sức mạnh, kết quả thì lại được đánh giá thấp. Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017 của Diễn đàn kinh tế thế giới, các yếu tố đầu vào du lịch được xếp hạng khá cao như chỉ số tài nguyên thiên nhiên đứng thứ 34/166 nước; tài nguyên văn hóa xếp 30/136 nước; nguồn nhân lực 37/136 nước, trong khi đó các dịch vụ đi kèm lại bị đánh giá thấp như chỉ số về vệ sinh y tế đứng thứ 82/136 và tính bền vững về môi trường đứng gần chót bảng là 101/136 nước”. Theo đề xuất của ông Nguyễn Quốc Kỳ tại Hội thảo “Những vấn đề đặt ra trong tái cơ cấu ngành du lịch”, các địa phương cần tăng cường quản lý, thanh kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm để giảm nạn chèo kéo, cướp giật và vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo môi trường du lịch sạch và thân thiện.
Cho đến nay, vấn nạn xả rác bừa bãi vẫn tràn lan, ô nhiễm môi trường nặng nề, là nỗi sợ hãi đối với khách du lịch khi đặt chân tới Việt Nam. Cách đây 1 năm, trong Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thẳng thắn chỉ ra rằng: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đứng thứ 5 trong 10 nước ASEAN và 70% khách đến Việt Nam không quay trở lại vì 7 nỗi sợ, trong đó có nỗi sợ ô nhiễm môi trường.
Bởi vậy, bên cạnh những vấn đề đặt ra trong tái cơ cấu ngành du lịch như cơ cấu lại nguồn lực, vốn đầu tư phát triển du lịch; điều chỉnh phát triển sản phẩm du lịch; định hướng thị trường du lịch; cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch; cơ cấu lại nguồn nhân lực du lịch thì việc cơ cấu lại về tổ chức, quản lý ngành du lịch trong đó có quản lý môi trường du lịch vẫn là một điểm nóng trong lộ trình tái cơ cấu ngành du lịch Việt Nam.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40