Vẫn loay hoay tìm kinh phí làm phim
Hội nhập quốc tế mạnh mẽ
Tính đến tháng 6/2017, Cục Điện ảnh đã thẩm định 168 phim trong đó có 16 phim truyện chiếu rạp Việt Nam được phổ biến; 111 phim truyện nước ngoài được phổ biến, 5 phim truyện video và 26 phim tài liệu. Về công tác phát hành phim, trong 6 tháng đầu năm 2017 trên cả nước có 628 phòng chiếu với số lượng 94.000 ghế. Trong công tác thanh tra, kiểm tra, đến nay chưa có vi phạm nào xảy ra. Bên cạnh đó, điện ảnh Việt Nam trong 6 tháng đầu năm cũng ghi nhận sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Đáng chú ý là việc lần đầu tiên, Cục Điện ảnh đã chủ trì chuỗi hoạt động nổi bật tại Liên hoan Phim Quốc tế Cannes: tổ chức gian hàng Việt Nam giới thiệu điện ảnh và đất nước con người Việt Nam, giới thiệu phim mới, bối cảnh quay các bộ phim bom tấn tại Việt Nam… Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Cục Điện ảnh Việt Nam và Trung tâm Điện ảnh và Hoạt hình quốc gia Pháp; tổ chức thành công Đêm Việt Nam thu hút hơn 600 nhà lãnh đạo điện ảnh, nghệ sĩ, nhà sản xuất quốc tế nhằm quảng bá điện ảnh du lịch Việt Nam…
Một cảnh trong phim.Ảnh minh hoạ. |
Đoàn Điện ảnh Việt Nam cũng tham dự Hội chợ Điện ảnh và Truyền hình quốc tế Hồng Kông bằng nguồn vốn xã hội hóa, tham dự Hội thảo xây dựng kịch bản và làm phim hợp tác ASEAN, các tuần phim Việt Nam tại các nước Hàn Quốc, Tây Ban Nha..., Hội thảo toàn cầu KOFIC 2017 tại Hàn Quốc mở ra các cơ hội học tập, giao lưu của điện ảnh Việt Nam. Bà Lương Thị Minh Phương - Giám đốc Công ty TNHH MTV Hãng phim Hoạt hình Việt Nam cho biết, việc Cục Điện ảnh chủ trì nhiều hoạt động hợp tác, giao lưu quốc tế đã tạo cơ hội giao lưu, hợp tác làm phim, mua bán phim giữa các hãng trong nước với các đơn vị nước ngoài.
Vẫn còn đó trăn trở
Bên cạnh những cố gắng của ngành Điện ảnh Việt Nam, câu chuyện về nguồn kinh phí của điện ảnh nhà nước vẫn còn đó những trăn trở, bất cập tồn tại trong nhiều năm nay. Về sản xuất phim, mặc dù Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 9217/VPCP-KTTH ngày 28/10/2016 về kinh phí thực hiện đấu thầu, đặt hàng sản xuất phim cho các năm 2015, 2016, 2017 và Cục Điện ảnh, Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ VHTTDL) đã họp, làm việc với một số đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính để phối hợp triển khai thực hiện, nhưng đến đầu tháng 6/2017 mới có nguồn kinh phí để đặt hàng sản xuất phim tài liệu và phim hoạt hình của năm 2015. Còn của năm 2016, 2017 với mọi thể loại như phim truyện, tài liệu, hoạt hình vẫn hoàn toàn chưa có kinh phí. Vì vậy, mặc dù Cục Điện ảnh đã chuẩn bị xúc tiến các dự án làm phim nhưng đến nay việc sản xuất phim chưa được triển khai vì chưa được cấp kinh phí. Điều này làm ảnh hưởng đến hoàn thành kế hoạch sản xuất phim tài trợ đặt hàng của Nhà nước năm 2017, lỡ kế hoạch sản xuất phim của hãng và không có phim để tham dự các sự kiện điện ảnh lớn như liên hoan phim, tuần phim kỷ niệm các ngày lễ lớn.
Đến đầu tháng 6/2017 mới có nguồn kinh phí để đặt hàng sản xuất phim tài liệu và phim hoạt hình của năm 2015. Còn của năm 2016, 2017 mọi thể loại như phim truyện, tài liệu, hoạt hình vẫn hoàn toàn chưa có kinh phí. Vì vậy, mặc dù Cục Điện ảnh đã chuẩn bị xúc tiến các dự án làm phim nhưng đến nay việc sản xuất phim chưa được triển khai vì chưa được cấp kinh phí. Điều này làm ảnh hưởng đến hoàn thành kế hoạch sản xuất phim tài trợ đặt hàng của Nhà nước năm 2017; lỡ kế hoạch sản xuất phim của hãng và không có phim để tham dự các sự kiện điện ảnh lớn như liên hoan phim, tuần phim kỷ niệm các ngày lễ lớn. |
Liên quan đến vấn đề tự chủ, bà Lương Thị Minh Phương cũng chia sẻ: “Sau gần một năm cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, chúng tôi chưa thấy thuận lợi mà chỉ thấy khó khăn chồng chất. Sau mấy chục năm đã được bao cấp, hiện nay về nhân lực, ngoài những người cũ thì những người trẻ không ai muốn về Hãng công tác do đồng lương quá thấp”. Cũng theo bà Phương không chỉ về con người mà về cơ sở vật chất mặc dù được Nhà nước đầu tư nhưng cũng cách đây đã hơn 5 năm. Trong khi phim hoạt hình đòi hỏi cao về công nghệ thì những máy móc, thiết bị của Hãng phim hiện nay đã trở nên lỗi thời. Bản thân Hãng phim cũng rất muốn làm những bộ phim hay như nước ngoài nhưng với cơ sở vật chất hiện tại không thể đáp ứng được so với yêu cầu. Đã có nhiều cảnh phim đòi hỏi kỹ thuật cao phải làm đến cả tháng mới xong. “Tôi cũng đề nghị bộ, ngành liên quan làm thế nào để chúng ta sớm có nguồn kinh phí. Lãnh đạo Bộ VHTTDL cũng nên có ý kiến với Chính phủ để tháo gỡ khó khăn này”- bà Phương đề nghị.
Trước những khó khăn trên, Cục trưởng Cục Điện ảnh Ngô Phương Lan đề xuất: Trong thời gian tới cần tăng cường phối hợp giữa Cục Điện ảnh với các cơ quan chức năng trong và ngoài Bộ để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện các chính sách tài trợ, đặt hàng cho điện ảnh. Bên cạnh đó, cần tăng cường quảng bá phim do Nhà nước đặt hàng hoặc tài trợ sản xuất với việc bố trí kinh phí quảng bá tuyên truyền trong tổng dự toán sản xuất phim. “Theo kế hoạch 6 tháng cuối năm 2017, Cục Điện ảnh sẽ tiến hành xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi lần II). Xây dựng và trình lần thứ ba Đề án thành lập “Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh”. Đặc biệt là chuẩn bị nguồn kịch bản cho sản xuất phim giai đoạn 2018-2020”, - bà Lan cho hay.
Trước những vấn đề khó khăn hiện nay của ngành Điện ảnh, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên cho rằng, các đơn vị phải thích ứng trong điều kiện mới và chủ động tìm hướng đi, mở rộng quan hệ, đầu tư, kết nối với các đơn vị trong và ngoài nước để giảm khó khăn, có kinh phí sản xuất phim.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29