Văn hóa được bảo tồn, sức khỏe được nâng cao
Những người lưu giữ “hồn” Thêu Việt |
Thực tế đã cho thấy, nhiều giá trị văn hóa quý báu của dân tộc như hát xoan, hát bội, đờn ca tài tử, quan họ... đã được giữ gìn, nuôi dưỡng, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác từ những nhà văn hóa, trung tâm văn hóa giản dị của xã, thôn... mà không nhất thiết phải là ở các nhà hát, sân khấu lớn với trang thiết bị hiện đại.
Cơ sở vật chất của hệ thống nhà văn hóa tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thường xuyên đến sinh hoạt, trao đổi thông tin, rèn luyện thân thể để có sức khỏe làm việc, lao động, xây dựng, bảo vệ tổ quốc, học hỏi lẫn nhau và thắt chặt thêm tình đoàn kết. Đó cũng là việc bảo tồn giá trị văn hóa gắn với nâng cao sức khỏe của người dân.
Các khu vui chơi, sân chơi cho trẻ em ngày càng được đầu tư mới. |
Đã từ lâu, người dân Hà Nội đã quen với những nhà văn hóa hay các khu vui chơi giải trí, hệ thống tập thể dục thể thao được lắp đặt ở các khu dân cư, chung cư… giúp cho người dân có chỗ vui chơi, giao lưu và rèn luyện sức khỏe.
Đến với khu dân cư phường Nghĩa Đô vào một ngày thời tiết Hà Nội vừa trải qua đợt nắng nóng, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy nơi đây có một không gian công cộng sạch sẽ, thoáng mát với những dụng cụ thể dục miễn phí dành cho người dân. Chị Lê Thanh Hằng (39 tuổi, Nghĩa Đô, Cầu Giấy) cho biết, sân chơi này có từ khoảng 1- 2 năm trở lại đây. Sân chơi được láng bê tông và được mọi người sử dụng làm không gian công cộng, giao lưu văn hóa, giải trí và rèn luyện thể dục thể thao với nhau. Người lớn, người già có thể tập thể dục, tập dưỡng sinh. Trẻ em có thể chơi tập thể hoặc các trò như: Xích đu, cầu trượt,… đối với những người trẻ hoặc thanh niên có chỗ tập xà, bóng rổ,…
“Theo tôi thấy đây đã trở thành sân chơi, thu hút rất nhiều em nhỏ các lứa tuổi. Nhất là đang trong thời gian nghi hè thì các con cần có địa điểm để giao lưu văn hóa văn nghệ, sinh hoạt hè cũng như là môi trường hoạt động thoải mái, hạn chế tiếp xúc với thiết bị công nghệ. Đây là điều tốt khi các con có thể vận động không bị ỷ lại một chỗ và nghiện điện thoại. Đối với mọi người thì cũng được đáp ứng những nhu cầu giải trí và tập luyện cơ bản. Hy vọng sẽ có nhiều sân chơi như thế này nữa trên quận cũng như là toàn thành phố”, chị Hằng vui vẻ cho biết thêm.
Tìm hiểu thêm về những khu văn hóa, vui chơi, rèn luyện sức khỏe như thế này, chúng tôi tiếp tục đến với Nhà văn hóa Tổ dân phố số 17 (Trung Văn – quận Nam Từ Liêm). Ông Đặng Đông Anh, 67 tuổi , một cư dân ở đây chia sẻ: Nhà văn hóa tổ dân phố 17 đã có từ lâu và là nơi sinh hoạt chủ yếu của khu dân cư. Về cơ bản Nhà văn hóa đã đáp ứng được nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư tổ như là họp hành, hội nghị, liên hoan văn hóa văn nghệ,… Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất của Nhà văn hóa đã được trang bị thêm những thiết bị để người dân có thể tham gia nhiều hoạt động thể thao hơn.
Ví dụ như sân, lưới để mọi người có thể chơi đá bóng, bóng chuyền, cầu lông,… Các bà các cụ người cao tuổi có sân tốt để thể dục dưỡng sinh, các cháu có thể đá bóng. Tất cả đều gói gọn trong một khuôn viên, tận dụng khoảng sân rộng của nhà văn hóa. “Nhờ vậy mà Nhà văn hóa Tổ dân phố số 17 luôn đông vui và thu hút nhiều người đến. Do vậy chúng tôi cảm thấy rất vui, vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và có nơi để tập thể dục thể thao”, ông Đặng Đông Anh chia sẻ.
Không chỉ có các cụm dân cư, nhiều câu lạc bộ bảo vệ môi trường, sống xanh, sống khỏe đã được thành lập trong các cộng đồng cư dân để cải tạo môi trường văn hóa trong cộng đồng.
Văn hóa Thủ đô sau 10 năm hợp nhất Trong 10 năm qua, chất lượng các hoạt động văn hóa ở cơ sở được nâng cao, các mô hình văn hóa phát huy vai trò tích cực; tỷ lệ tổ dân phố, làng, gia đình văn hóa tăng; tổ chức tiệc cưới, việc tang phù hợp với nếp sống văn minh. Năm 2010, Thành phố tổ chức thành công Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội được dư luận trong nước, quốc tế đánh giá cao, nhiều công trình văn hóa, thể thao lớn đã hoàn thành trong dịp kỷ niệm. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu; nhiều giá trị truyền thống, tập quán tốt đẹp của văn hóa Tràng An, xứ Đoài được giữ gìn, phát huy. Một số di sản đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội; hội Gióng đền Phù Đổng và Đền Sóc; 82 bia tiến sỹ triều Lê, Mạc…; Văn Miếu – Quốc Tử Giám được công nhận là di tích quốc tế đặc biệt). Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về thể thao thành tích cao; đóng góp khoảng 30% số vận động viên tham dự SEA Game, ASIAD và Olympic. Nhiều hoạt động thể thao quần chúng, dân gian, truyền thống gắn với các lễ hội diễn ra sôi nổi và rộng khắp; tỷ lệ người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao tăng từ 27,5% lên 37% năm 2017. Năm 2017, Thành phố triển khai 02 Quy tắc ứng xử văn hóa ở các cơ quan và nơi công cộng, được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân hưởng ứng thực hiện. B.T |
Gần 10 năm nay, người dân Hà Nội không còn lạ gì với cái tên Câu lạc bộ Sống xanh ở 3A Hạ Đình (quận Thanh Xuân). Ông Vương Xuân Hùng, Chủ tịch hội Cựu chiến binh phường Hạ Đình, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sống xanh 3A Hạ Đình cho biết: CLB Sống xanh thành lập từ năm 2009, hiện nay đã thu hút được hơn 300 hội viên sinh hoạt tại 34 nhóm sống xanh ở 8/8 khu dân cư của phường. Hoạt động của CLB chủ yếu là tuyên truyền các chủ đề phục vụ về văn hóa và dân sinh cho người dân như về tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, xây dựng môi trường xanh,... Trong đó chú trọng và nổi bật lên hoạt động giữ gìn và cải tạo các giá trị, cơ sở văn hóa cho dân cư địa phương. CLB đã tham gia vào việc cải tạo và xây dựng lại một số công trình cho nhà hội họp, sân chơi khu dân cư số 3 phường Hạ Đình.
Trước đó địa điểm này chỉ là mảnh đất chứa rác thải, trong đó xây dựng nhà hội họp tuy nhiên không thể đáp ứng được nhu cầu hội họp của người dân và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, sức khỏe của người dân. CLB Sống xanh đã đặt vấn đề giải phóng, vệ sinh và đầu tư xây dựng lại tạo một địa điểm văn hóa và không gian sinh hoạt chung tạo không gian xanh, sạch cho dân cư. CLB phối kết hợp với Trung tâm Hành động đô thị TP Hà Nội, phối kết hợp với phường Hạ Đình hỗ trợ tạo nên một sân chơi. Tiếp đó, UBND phường và Hội Kiến trúc sư Hà Nội hỗ trợ xây nhà văn hóa khu dân cư, trang bị xích đu, ghế đá, cầu trượt, ghế ngồi, thiết bị vui chơi cho trẻ em và người lớn... tạo thành điểm sinh hoạt cộng đồng khang trang, sạch đẹp và có giá trị văn hóa.
Mọi người thường gọi vui rằng đây là sân “ông cháu”, bởi người già có thể đến đây tập dưỡng sinh, đánh bóng chuyền hơi nâng cao sức khỏe. Còn trẻ em có thể đến đây chơi xích đu, cầu trượt, sinh hoạt hè,… đảm bảo lợi ích thực tế cho người dân địa phương. Nhà văn hóa cũng là địa điểm thực hiện những cuộc giao lưu với các phường bạn về nhảy cổ điển, chợ quê,… đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần và sức khỏe của dân cư. Ngoài ra CLB hiện nay cũng thực hiện phối hợp với CLB Kiến trúc sư TP Hà Nội để tìm các khoảng không, ngóc ngách bẩn để cải tạo biến thành khoảng không xanh, sạch, đẹp cho người dân. Trong tương lai sẽ cố gắng để có nhiều nơi như Nhà hội họp, sân chơi khu dân cư số 3 phục vụ nhu cầu của cư dân.
Một người dân ở đây cho biết, cư dân thấy thoải mái với công trình, hoạt động của CLB vì đây là đáp ứng chính nhu cầu về văn hóa và sức khỏe của họ. Địa điểm này cũng là nơi sinh hoạt văn hóa chính của dân cư, giúp có tiềm thức, nhìn nhận về cuộc sống vui và khỏe.
Đi khắp những ngõ ngách của Thủ đô, chúng tôi còn gặp rất nhiều những công trình văn hóa do chính cư dân chung tay xây dựng, vừa phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, vừa nâng cao sức khỏe của người dân.
Bảo Thoa – Phương Ngân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07