Vai trò người đứng đầu cơ quan có tính quyết định
Trong tháng 6 vừa qua, khắp các mạng xã hội truyền nhau hình ảnh một người được cho là cán bộ của Bộ Y tế sau khi va chạm giao thông đã có hành động xúc phạm người dân và cảnh sát giao thông. Đáng lưu ý là cán bộ này mặt đỏ tía tai, nồng nặc mùi rượu, liên tục chỉ tay vào mặt người đối diện với lời lẽ khiếm nhã. Sau đó, báo chí lên tiếng và Bộ Y tế vào cuộc kiểm tra đi tới kết luận người say rượu đó làm tại Bộ, đồng thời tiến hành kỷ luật.
Đó không phải là trường hợp duy nhất cán bộ uống rượu, dư luận thời gian qua cũng đã chỉ tên quá nhiều trường hợp tương tự xảy ra. Kết quả tham vấn của Viện Xã hội học cho biết, có 3 nhóm uống rượu, bia nhiều nhất là công chức, kế đến là lao động tự do và cuối cùng là thanh niên. Từ những ví dụ đưa ra, có thể nói việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị trên là rất kịp thời. Đây cũng chính là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ từng đưa là xây dựng Chính phủ liêm khiết, xây dựng nền hành chính phụng sự nhân dân…
Ảnh minh họa. |
Chị Lê Thu Hiền (cán bộ ngành Thuế) cho rằng: “Việc cấm uống rượu bia trong giờ nghỉ trưa là hoàn toàn hợp lý, vì thường uống trưa thì chiều sẽ mệt, khó làm việc hiệu quả. Chưa kể đến nhiều người say xỉn rồi lái xe, hầu như là những ảnh hưởng tiêu cực”.
Nhân dân đồng tình là vậy, song điều mà dư luận mà nhân dân quan tâm là làm cách nào để việc thực thi Chỉ thị của Thủ tướng được nghiêm minh. Vì trước đó, nhiều tỉnh, thành địa phương đã ban hành chỉ thị cấm công chức, viên chức uống rượu, bia trong giờ hành chính, song cấm thì cứ cấm, còn uống thì vẫn uống. Bởi thế, người dân đề xuất cần phải xử lý mạnh tay, giám sát chặt chẽ toàn diện việc công chức, viên chức không được uống rượu, bia trong giờ hành chính. Muốn làm được điều đó, trước hết phải để nhân dân có cơ hội giám sát đồng thời quy trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan trong việc để nhân viên của mình uống rượu, bia trong giờ hành chính…
Theo Luật sư Ngọc Anh (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội): “Việc xử lý phụ thuộc vào từng trường hợp vi phạm. Nếu cán bộ, công chức vi phạm uống rượu, bia trong giờ làm việc, thì sẽ bị chính cơ quan đang công tác xử lý. Còn khi công chức uống rượu, bia và tham gia giao thông, sẽ có thêm cơ quan chức năng xử phạt. Mặt khác, khi Chỉ thị được ban ra, nên có nhiều chế tài đi kèm để Chỉ thị được thực thi nghiêm minh”.
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37