Tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết của Việt Nam thấp nhất khu vực
![]() | Thực hiện tốt các chương trình Quốc gia về y tế |
![]() | Hà Nội ghi nhận hơn 37.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết |
![]() | Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện |
Cục trưởng Y tế dự phòng Trần Đắc Phu đã cho biết thông tin trên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2018 do Bộ Y tế tổ chức sáng nay, 4/1.
![]() |
Một ca cấp cứu bệnh nhân sốt xuất huyết nặng |
Năm 2017, dịch sốt xuất huyết đã hoành hành ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là Hà Nội. Theo đó, năm qua, cả nước ghi nhận 183.287 trường hợp mắc (154.552 nhập viện), 30 trường hợp tử vong. Tại Hà Nội, số ca mắc tăng gấp 700 lần so với cùng kỳ năm trước, với gần 25.000 người mắc bệnh, 7 người tử vong.
Đáng chú ý, năm nay, dịch sốt xuất huyết diễn biến hết sức phức tạp với sự “góp mặt” của cùng lúc nhiều chủng virus là D1, D2, D3, D4. Có bệnh nhân mắc đến 2 chủng virus sốt xuất huyết chỉ trong vòng 1 tháng, và lần nhiễm thứ hai bao giờ cũng nặng hơn, dễ gây biến chứng hơn lần 1.
Trước thực tế đó, một loạt biện pháp quyết liệt nhất đã được ngành y tế đặt ra từ các đợt ra quân diệt lăng quăng, truyền thông phòng bệnh cho toàn dân, đến xử lý triệt để các ổ dịch, và đặc biệt là quyết liệt xử phạt vi phạm hành chính trong phòng chống sốt xuất huyết. Ngay tại Hà Nội, đã có hộ kinh doanh bị xử phạt tới 2 triệu đồng do để phế liệu (lốp xe) tạo môi trường cho muỗi sốt xuất huyết sinh sôi, làm thành ổ dịch.
Số mắc tăng từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8/2017, nhưng từ đầu tháng 9 đến nay, số mắc giảm sâu và liên tục ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong khi thông thường, tháng 11 là đỉnh dịch sốt xuất huyết.
Đơn cử như tại TP. Hồ Chí Minh, theo lãnh đạo sở Y tế Thành phố, năm 2017, số ca bệnh sốt xuất huyết nhập viện toàn thành phố là 19.745 ca giảm 11% so với cùng kỳ 2016; trong đó có 6 ca tử vong do sốt xuất huyết và tương đương cùng kỳ năm.
Từ tuần 22 đến tuần 26, số ca bệnh tăng nhanh, tuy nhiên từ tuần 26 đến tuần 39 (trong 03 tháng, từ tháng 7 đến tháng 9), số ca bệnh nhập viện hàng tuần dao động không đáng kể và từ tuần 39 trở đi, số ca sốt xuất huyết nhập viện có xu hướng giảm dần. Tuần có số ca bệnh cao nhất năm 2017 là tuần 33, sớm hơn 2017 là 15 tuần. Số ca bệnh của tuần đỉnh dịch năm 2017 (546 ca) thấp hơn 396 ca so với đỉnh dịch 2016 (942 ca).
![]() |
TS Trần Đắc Phu (đứng) báo cáo tại Hội nghị |
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á ghi nhận số mắc/100.000 dân có xu hướng tăng như: Campuchia, Lào, Philippines, Malaysia, Việt Nam.
Nhưng, năm 2017 Việt Nam đã rất thành công trong việc dập tắt dịch sốt xuất huyết với số ca tử vong được đánh giá thấp nhất so với các nước khu vực Đông Nam Á và khu vực châu Mỹ La tinh. Tại Philippines, năm 2017 có gần 1.000 ca tử vong do sốt xuất huyết.
Tham luận tại Hội nghị, đại diện sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cũng khẳng định, thành công lớn nhất của hoạt động phòng chống dịch trong năm 2017 là khống chế được dịch sốt xuất huyết.
Theo đó, mặc dù mùa dịch sốt xuất huyết năm nay đến sớm hơn mùa dịch những năm trước khoảng 1 tháng, nhưng với sự nỗ lực rất lớn như ra quân diệt lăng quăng, truyền thông phòng bệnh cho toàn dân, xử lý triệt để các ổ dịch, và đặc biệt là xử phạt vi phạm hành chính trong phòng chống sốt xuất huyết đã kìm hãm được sự gia tăng ca bệnh, thấp hơn nhiều so với đỉnh dịch các năm trước.
Việt Nam chưa ghi nhận ca cúm H7N9
Đánh giá về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2017, Cục trưởng Trần Đắc Phu cho biết, năm qua không ghi nhận bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và mới nổi xâm nhập vào Việt Nam, trong khi dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan quốc tế.
Ví dụ như dịch cúm A H7N9, tại Trung Quốc, từ 10/2017 ghi nhận 3 trường hợp, tích lũy từ năm 2013 đến nay ghi nhận 1.589 trường hợp mắc, 616 trường hợp tử vong. Tuy nhiên Việt Nam chưa ghi nhận ca nào.
Cục trưởng Trần Đắc Phu cũng cho biết, các bệnh có vắc xin tiếp tục được khống chế hiệu quả và Việt Nam tiếp tục giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh.
Năm 2017, Việt Nam tiếp tục khống chế được các dịch bệnh truyền nhiễm. Trong đó, không ghi nhận trường hợp cúm trên người. Bệnh sởi tiếp tục xảy ra ở miền bắc và một số tỉnh miền nam với 431 trường hợp phát ban nghi sởi, không có ca nào tử vong. Giảm 30% các trường hợp tử vong do bệnh dại so với năm 2016.
Tuy nhiên, một số dịch bệnh năm qua cũng có sự gia tăng. Về bệnh thủy đậu, có 38.898 trường hợp mắc, tăng 45,9% so với năm 2016. Bệnh viêm màng não mô cầu có 52 trường hợp mắc, ba ca tử vong. Bệnh liên cầu lợn cũng gia tăng với 169 trường hợp mắc, cao hơn 104 trường hợp so với năm 2016.
Trước thực trạng tỷ lệ tiêm chủng chưa bao phủ được trên 95% quy mô xã phường; các dịch bệnh mới nổi luôn có nguy cơ xâm nhập cao; nguy cơ bệnh sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp trong năm 2018, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu ngành y tế tiếp tục nâng cao công tác dự phòng, đối phó với dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh dễ bùng phát trong mùa đông xuân năm nay bằng những kế hoạch và hoạt động cụ thể.
Theo Hoàng Hải/ vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?
Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58