Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế được mở rộng
Thủ tục điều chỉnh lại tổng thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế? | |
Chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân cán bộ, chiến sĩ Công an |
Ngày 13/6/2014, Quốc hội ban hành Luật số 46/2014/ QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHYT và tác động tích cực đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHYT.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, Luật BHYT 2014 với nhiều điểm mới mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHYT. Nhờ đó, tỷ lệ bao phủ BHYT tăng lên nhanh chóng, người dân có nhiều điều kiện thuận lợi hơn tiếp cận với các dịch vụ y tế. Quỹ BHYT đang trở thành nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh…
Người dân ngày càng có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Ảnh: Minh Khuê |
Qua tổng kết của ngành Y tế và Bảo hiểm xã hội, thực hiện Luật BHYT, 5 năm qua, số người tham gia BHYT ở nước ta đã không ngừng tăng lên nhanh chóng. Tính đến 31/12/2018, toàn quốc có trên 83,5 triệu người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ bao phủ BHYT là 88,5% dân số, vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 là 3,3% (vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 giao, đến năm 2020 đạt ít nhất 80% dân số tham gia BHYT). Hiện, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 90% dân số. Tính riêng từ năm 2015 đến năm 2019, toàn quốc tăng khoảng 15 triệu người tham gia BHYT.
Chất lượng khám chữa bệnh BHYT ngày càng được cải thiện, nhiều loại thuốc mới, kỹ thuật, dịch vụ y tế hiện đại khi đưa vào Việt Nam đều nhanh chóng được Quỹ BHYT chi trả, tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận thuận lợi, đảm bảo nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia. Chính sách BHYT đã góp phần giảm chi trực tiếp từ tiền túi hộ gia đình cho dịch vụ y tế. Thống kê đến năm 2018, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 37%, góp phần tạo nên sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, nhất là với nhóm người nghèo, cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi.
Cũng theo báo cáo từ Bộ Y tế, 5 năm qua, việc thực hiện chính sách BHYT có sự vào cuộc, phối hợp của cả hệ thống chính trị ở Trung ương và địa phương. Đặc biệt, việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHYT được đẩy mạnh, người dân ngày càng thuận lợi do số cơ sở y tế ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT tăng hàng năm cùng với việc nâng cao chất lượng.
Người tham gia cũng được tạo điều kiện trong khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại bất kỳ cơ sở y tế tuyến xã trong phạm vi tỉnh và tuyến huyện trong phạm vi toàn quốc. Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các địa phương đã chủ động và tích cực cải cách hành chính trong lĩnh vực BHYT như ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo, lập danh sách, tổ chức đại lý, thanh toán trực tiếp chi phí, phản hồi, cung cấp thông tin… đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, thời gian qua, công tác tuyên truyền BHYT với nhiều hoạt động và nội dung phong phú đem lại hiệu quả tích cực. Đặc biệt, chính sách BHYT đã góp phần củng cố và phát triển hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ngoài ra, BHYT còn giúp khôi phục và phát triển hệ thống y tế trường học, góp phần ổn định hệ thống an sinh xã hội…
Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai Luật BHYT 2014, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số văn bản hướng dẫn về chính sách BHYT chưa rõ ràng, dẫn tới những cách hiểu và vận dụng không thống nhất; chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân, nhất là ở tuyến cơ sở; còn tình trạng bệnh nhân phải bỏ tiền mua thuốc, vật tư y tế thuộc phạm vi quyền lợi được hưởng; chính sách “thông tuyến” bị một số cơ sở khám chữa bệnh lạm dụng để thu hút người có thẻ BHYT. Đáng chú ý, vẫn còn một số bất cập trong công tác giám định, phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, tình trạng lạm dụng, trục lợi chính sách BHYT còn xảy ra...
Trước những vấn đề trên, nhằm khắc phục các tồn tại, bất hợp lý, đồng thời hiện Bộ Y tế đang xây dựng Dự thảo Luật BHYT sửa đổi với 12 chương, 61 điều. Việc sửa đổi Luật BHYT 2014 đã được Quốc hội đưa vào danh sách các Luật cần sửa đổi, dự kiến sẽ đưa ra bàn thảo trong năm 2021. Góp ý vào dự thảo, nhiều ý kiến đề nghị: Cần tiếp tục điều chỉnh quyền lợi BHYT; kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT…
B.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35