Tuổi cao bền chí làm giàu với nghề mây giang đan
![]() | Xã Hoàng Văn Thụ (Chương Mỹ): Xây chợ để bỏ hoang, dân họp chợ ở lòng đường |
![]() | Ấm tình Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc |
![]() | Chương Mỹ: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn |
Sinh ra và lớn lên ở thôn Trung Hoàng xã Thanh Bình, sau nhiều năm tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, trở về địa phương, dù có lương hưu, cuộc sống khá ổn định, nhưng ông Căn luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế, giúp mọi người có việc làm, tạo thêm thu nhập. Đặc biệt là để cuộc sống của vợ con đỡ khó khăn hơn. Và với bản chất truyền thống của người lính Cụ Hồ, không ngại khó, ngại khổ, vì vậy, ông Căn đã mày mò phát triển nghề mây tre giang đan, bởi ông thấy rằng từ những cây song, mây, tre của Việt Nam qua bàn tay khéo léo của người thợ đã trở thành những sản phẩm tinh tế, đem lại thu nhập cho người dân.
![]() |
Ông Lưu Hữu Căn - Hội viên Hội Nngười cao tuổi xã Thanh Bình (ngoài cùng bên trái ảnh) đang giới thiệu sản phẩm mây giang đan. (Ảnh: Hoài Lưu). |
Thời gian đầu, cơ sở của ông chỉ là khâu trung gian, nhận làm những mối nhỏ lẻ. Đến tháng 9 năm 2007 ông thành lập Doanh nghiệp tư nhân Kim Chung. Từ đó đến nay, doanh nghiệp của ông đã góp phần tạo việc làm tăng thêm thu nhập cho nhiều người dân thôn Trung Hoàng, xã Thanh Bình. Các mặt hàng như song, mây, tre đã trở thành những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Ban đầu là những chiếc ghế, khay rồi đến những sản phẩm tinh xảo như bình hoa, kệ... được người tiêu dùng trong nước sử dụng, đã có một số mặt hàng được xuất khẩu ra nước ngoài.
Ông Căn cho biết: "Từ ngày thành lập doanh nghiệp đến nay, dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự góp sức yêu nghề của công nhân, nên doanh nghiệp vẫn được duy trì phát triển. Đó là niềm vui lớn để tôi tiếp tục cố gắng trong thời gian tới".
Sau những thành công ban đầu, những năm gần đây chịu tác động chung của nền kinh tế thị trường, Doanh nghiệp tư nhân Kim Chung cũng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là đầu ra cho sản phẩm. Thế nhưng, không phụ công người, với bản chất chịu khó, cần cù, dám nghĩ, dám làm, ông đã cố gắng tìm tòi đầu ra cho sản phẩm kết hợp với việc nâng cao tay nghề cho công nhân.
Đầu năm 2017, doanh nghiệp của ông Căn đã nhận được hợp đồng trên 500 triệu đồng của thị trường Nhật Bản. Với các sản phẩm như hàng gia dụng, bàn ghế, khay... mỗi loại khoảng 50 sản phẩm đã được thị trường Nhật Bản chấp nhận. Ngay sau đó, phía Nhật Bản đã tiếp tục đặt hàng với tổng giá trị trên 1,5 tỷ đồng. Với hợp đồng mới này, hiện nay doanh nghiệp đang tạo việc làm thường xuyên cho các lao động và tạo được uy tín trên thị trường.
Đây là niềm vui lớn, khẳng định uy tín của doanh nghiệp với đối tác nước ngoài. Hiểu được điều đó, ông Căn đã luôn cố gắng hết mình, động viên người làm tăng thêm thu nhập. Hiện nay, doanh nghiệp của ông Căn đang tạo việc làm cho hơn 30 lao động với mức lương từ 4 triệu đồng/tháng trở lên. Đồng thời, tạo việc làm cho hơn 100 gia đình quanh vùng. Mỗi sản phẩm đều được kiểm tra kỹ càng, tạo thêm niềm tin đáp ứng sự mong chờ của khách hàng.
Không chỉ nhạy bén với thị trường, tìm đúng hướng đi cho mặt hàng mây giang đan phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động của địa phương, ông Căn còn là người người cha mẫu mực, truyền lửa đam mê với nghề và định hướng phát triển sự nghiệp cho các con. Chính vì vậy, hai người con một trai, một gái cũng theo nghiệp của bố phát triển nghề mây giang đan.
Với những kết quả trong phát triển kinh tế, lối sống giản dị, khiêm nhường, nhiều năm qua ông Lưu Hữu Căn là hội viên Người cao tuổi làm kinh tế giỏi, được biểu dương "Tuổi cao - Gương sáng", gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa được các cấp, các ngành khen thưởng. Đó là niềm vui, là sự tin tưởng để ông Căn tiếp tục cố gắng nỗ lực, say nghề, cống hiến cho quê hương.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5
Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tôi yêu Hà Nội 14/04/2025 20:56

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Tôi yêu Hà Nội 07/03/2025 18:04

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng
Tôi yêu Hà Nội 18/02/2025 21:41

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
Tôi yêu Hà Nội 11/02/2025 09:53

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30