Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022):

Mãi ghi nhớ, tự hào về ý chí quật cường của các thế hệ cha ông

“Người dân Việt Nam sẽ mãi ghi nhớ, sẽ mãi tự hào về ý chí quật cường của các thế hệ cha ông đã viết nên những bản hùng ca "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", mang lại độc lập, hòa bình hôm nay”- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như vậy khi phát biểu tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2022) và Tuyên dương đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2022 diễn ra sáng nay, 24/7, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Đề xuất dành 400 tỷ đồng tặng quà người có công với cách mạng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, tặng quà thương, bệnh binh và người có công tại Hà Nam Đoàn Thanh niên quận Nam Từ Liêm thắp nến tri ân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát biểu tại buổi lễ. Cùng dự có nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Thanh Mẫn - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Phan Đình Trạc - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Quốc phòng; Đinh Tiến Dũng - Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Mãi ghi nhớ, tự hào về ý chí quật cường của các thế hệ cha ông
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ

Dự buổi lễ còn có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ động - Thương binh và Xã hội, lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương.

Đặc biệt, dự buổi lễ có 450 đại biểu tiêu biểu đại diện cho gần 10 triệu người có công và thân nhân người có công trong cả nước. Đó là những người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gương điển hình trong công tác, lao động, học tập, vượt khó vươn lên.

Nhiều kết quả quan trọng trong công tác chăm sóc người có công

Trình bày diễn văn tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, 75 năm qua, công tác chăm sóc người có công với cách mạng đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước triển khai đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật, chính sách về người có công từng bước được hoàn thiện; đối tượng chính sách và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng từng bước được mở rộng.

Mãi ghi nhớ, tự hào về ý chí quật cường của các thế hệ cha ông
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang trao quà cho người có công và các thương, bệnh binh.

Đến nay đã xác nhận được hơn 9,2 triệu người có công, trong đó có 1,2 triệu liệt sĩ, hơn 139.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hơn 1.300 anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, gần 800.000 thương binh, bệnh binh và gần 320.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học, gần 111.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, gần 1,9 triệu người có công giúp đỡ cách mạng...

Cuộc sống của các thân nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng ngày càng đầy đủ, tốt đẹp hơn. Công tác xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được triển khai tích cực.

“75 năm qua, nối tiếp truyền thống tương thân tương ái, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc, phong trào chăm sóc thương binh, gia đình chính sách của các địa phương, các tổ chức xã hội và nhân dân trong cả nước trở thành công việc thường xuyên của toàn xã hội; phong trào tặng nhà tình nghĩa; tặng sổ tiết kiệm; tặng vườn cây tình nghĩa; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; chăm sóc giúp đỡ con thương binh, con liệt sĩ; đi tìm đồng đội, quy tập hài cốt liệt sĩ; xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin…đã góp phần chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công ngày một tốt hơn”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng nhận xét: với ý chí tự lực, tự cường, phát huy phẩm chất "Anh bộ đội cụ Hồ", người “Chiến sĩ công an nhân dân”, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Tàn nhưng không phế”, nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công đã vượt lên thương tật, khó khăn, hoà mình vào cuộc sống, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ, nêu những tấm gương sáng trong lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu, học tập..., góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

Mãi ghi nhớ, tự hào về ý chí quật cường của các thế hệ cha ông
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà tri ân các Mẹ Việt Nam Anh hùng

“Và ngày hôm nay, chúng ta long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ và gặp mặt 450 đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu đến từ khắp mọi miền Tổ quốc. Đây là sự kiện quan trọng của đất nước, nằm trong tổng thể các hoạt động kỷ niệm thiết thực, sâu rộng đang diễn ra trên khắp cả nước kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, biểu thị trách nhiệm cao cả, nghĩa tình sâu nặng, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, quân và dân cả nước đối với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.

Tại chương trình, các đại biểu đã được xem các phóng sự, giao lưu trực tiếp với những người có công tiêu biểu, như: Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt - nguyên Phó Tư lệnh về Chính trị, Quân chủng Phòng không - Không quân, người đã có rất nhiều chiến công trong kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972, hiện đang cùng đồng đội lập và duy trì hoạt động Trung tâm nhân đạo Hồng Đức, nuôi dưỡng hàng trăm cháu tàn tật do chất độc da cam; bà Nguyễn Thị Hà Ẩn - người hoạt động cách mạng bị tù đày, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - sản xuất Hà Ẩn, có nhiều hoạt động tích cực giúp đỡ nhiều phụ nữ thoát nghèo và tặng học bổng cho nhiều trẻ mồ côi tại địa phương...

Đại úy Hoàng Thị Mai Hương (Công an thành phố Hà Nội), đại diện thế hệ trẻ phát biểu, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Anh hùng liệt sĩ, các vị lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các bác thương binh, bệnh binh, thân nhân các liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.

Chăm lo tốt hơn nữa cho người có công

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi đến các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng trong cả nước lời thăm hỏi ân cần, những tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc.

Mãi ghi nhớ, tự hào về ý chí quật cường của các thế hệ cha ông
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng quà người có công với cách mạng

Chủ tịch nước khẳng định, trong suốt chiều dài lịch sử "sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa", trải qua hàng nghìn năm văn hiến, dựng nước và giữ nước, nhân dân ta với tinh thần yêu nước nồng nàn, đã đoàn kết một lòng, không quản gian khổ, hy sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập, tự do, và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trong các cuộc đấu tranh đó, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã hiến dâng tuổi thanh xuân, sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc, dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời. Máu đào và sự cống hiến, hy sinh cao cả của các thương binh, liệt sĩ để đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do.

Chủ tịch nước nêu rõ, chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn còn ở nhiều địa phương, nhiều vùng đất, nhiều gia đình trên khắp mọi miền đất nước hôm nay. Những vết thương thể chất và tinh thần vẫn còn hằn trên thân thể của nhiều người thương binh và gia đình của những liệt sỹ. Những đau thương, mất mát do chiến tranh để lại cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn những giá trị của hòa bình.

Chủ tịch nước đánh giá cao nhiều tấm gương trong gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, sản xuất, kinh doanh giỏi, phụng dưỡng cha mẹ già, nuôi dạy con, cháu trưởng thành, đồng thời tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, lan tỏa tình yêu thương, nhân ái trong xã hội.

Mãi ghi nhớ, tự hào về ý chí quật cường của các thế hệ cha ông
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung báo cáo về công tác chăm sóc người có công với cách mạng, các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ toàn quốc

Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi đối với người có công đã được ban hành, thực hiện đồng bộ, toàn diện và đa dạng, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được bổ sung, hoàn thiện, từng bước nâng cao mức sống của người có công, thân nhân của người có công với cách mạng.

Mới đây, chúng ta đã dành 400 tỷ đồng để tặng quà cho hơn 1,3 triệu người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng các tổ chức, cá nhân, cộng đồng huy động từ nhiều nguồn lực, chung sức đồng lòng xây dựng, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ; bên cạnh đó đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

“Người dân Việt Nam sẽ mãi ghi nhớ, sẽ mãi tự hào về ý chí quật cường của các thế hệ cha ông đã viết nên những bản hùng ca "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", mang lại độc lập, hòa bình hôm nay”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Mãi ghi nhớ, tự hào về ý chí quật cường của các thế hệ cha ông
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tặng quà cho người có công với cách mạng

Để triển khai công tác đền ơn, đáp nghĩa có chiều sâu, thực chất và hiệu quả trong thời gian tới, Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ, các cấp các ngành, địa phương tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ , người có công trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã hội và mỗi người dân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, tích cực, thường xuyên, liên tục với phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", chung tay thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, coi đó là trách nhiệm, tình cảm, vinh dự và mệnh lệnh từ trái tim.

Cùng với đó, thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công, xây dựng xã hội giàu lòng nhân ái, nhân văn, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, thể hiện sâu sắc tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta, góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Nỗ lực, chú tâm chăm lo hơn nữa các gia đình người có công cách mạng có hoàn cảnh khó khăn, người già cô đơn, không nơi nương tựa, người có công vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng, phấn đấu không để hộ người có công thuộc diện hộ nghèo.

Chủ tịch nước cũng đề nghị thường xuyên tổng kết thực tiễn, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, nâng cao chất lượng, kịp thời khen thưởng, nhân rộng những điển hình tiên tiến trong phong trào; phát hiện, biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân người có công với cách mạng đã nêu cao phẩm chất cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên trong công tác, chiến đấu, lao động và học tập, tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.

Bên cạnh đó, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có công, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm quyền lợi của người có công; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương trong thực hiện công tác người có công với cách mạng; cập nhật và lưu trữ thông tin về liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công.

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng quà đại diện đại biểu người có công với cách mạng, tặng hoa các Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

PSG thua trận nhưng vào bán kết Champions League đầy nghẹt thở trước Aston Villa

PSG thua trận nhưng vào bán kết Champions League đầy nghẹt thở trước Aston Villa

Dù thất thủ 2-3 trên sân Villa Park rạng sáng 16/4, Paris Saint-Germain (PSG) vẫn xuất sắc giành vé vào bán kết Champions League với tổng tỷ số 5-4 sau hai lượt trận. Một trận cầu kịch tính, đầy cảm xúc từ đầu đến cuối.
“Cha tôi, người ở lại” tập 27: Việt và bà Quyên sa bẫy, Đại tổn thương vì yêu đơn phương

“Cha tôi, người ở lại” tập 27: Việt và bà Quyên sa bẫy, Đại tổn thương vì yêu đơn phương

Tập 27 của “Cha tôi, người ở lại” (phát sóng lúc 20h tối thứ Tư, ngày 16/4 trên VTV3) sẽ đưa khán giả vào một vòng xoáy cảm xúc mới, nơi những mâu thuẫn tình cảm bị đẩy đến đỉnh điểm, và những bí mật dần hé lộ trong một màn kịch đã được sắp đặt kỹ lưỡng.
Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, trong quý I/2025, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự được triển khai đồng bộ với 69 khóa và 1.405 lượt học viên.
Barca nhọc nhằn vào bán kết Champions League

Barca nhọc nhằn vào bán kết Champions League

Dù thất bại 1-3 trước Dortmund ở lượt về tứ kết Champions League rạng sáng 16/4, Barcelona vẫn giành quyền vào bán kết nhờ chiến thắng chung cuộc 5-3 sau hai lượt trận. Một trận đấu đầy cảm xúc tại Signal Iduna Park, nơi Serhou Guirassy lập hat-trick chói sáng, nhưng vẫn không thể cứu vãn hành trình của đội bóng áo vàng-đen.
Giá xăng dầu hôm nay (16/4): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (16/4): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Hôm nay (16/4), giá dầu thế giới giảm nhẹ khi giới đầu tư tiếp nhận loạt thông tin mới nhất liên quan đến kế hoạch áp thuế lúc có lúc không của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 64,64 USD/thùng, giảm 0,39%, giá dầu WTI ở mốc 61,33 USD/thùng, giảm 0,26%.
Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật?

Vụ 573 loại sữa giả ung dung xâm nhập thị trường: Kẽ hở pháp lý nào giúp sữa giả "sống" thật?

Thay vì bị kiểm tra sản phẩm gắt gao ngay từ khâu lập hồ sơ thì doanh nghiệp sản xuất sữa lại được phép tự xây dựng hồ sơ, các quy định, quy chuẩn của nhà sản xuất để tự công bố sản phẩm trước khi sản xuất kinh doanh. Như vậy, đối chiếu theo Luật An toàn thực phẩm, doanh nghiệp đã được phân quyền khá lớn, kể cả khâu hậu kiểm. Đây chính là kẽ hở dẫn đến câu chuyện trong suốt thời gian dài gần 600 nhãn sữa giả ung dung thâm nhập thị trường, thậm chí được quảng cáo rầm rộ mà không bị phát hiện.
Hôm nay (16/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng cao, phá thêm đỉnh mới

Hôm nay (16/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng cao, phá thêm đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (16/4): Trên thị trường trong nước, giá vàng tiếp đà tăng, trong đó giá vàng nhẫn tăng mạnh ở cả 2 chiều.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.
Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, có hiệu lực thi hành từ ngày hôm nay (15/4/2025).
PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí  vẫn là quan ngại lớn của người dân

PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí vẫn là quan ngại lớn của người dân

Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2024 (Chỉ số PAPI 2024), với nhiều kết quả đáng quan tâm.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14-15/4/2025.
Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Cách đây tròn 50 năm, ngày 14/4/1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương ký gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch Bức điện lịch sử với nội dung: “Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét, quyết định 42 nhóm nội dung, bao gồm: 24 nhóm nội dung về công tác lập Hiến, lập pháp, 10 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước...
Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Mức hỗ trợ học phí tối đa bằng mức trần học phí áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành áp dụng tại địa phương theo từng năm học.
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Theo TTXVN, sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.
Xem thêm
Phiên bản di động