Từ 1/7/2020: Tăng lương cơ sở, trợ cấp bảo hiểm xã hội
Quy định mới về tuyển dụng đặc cách giáo viên có hợp đồng lao động | |
Cầu nối đưa chính sách bảo hiểm đến với người dân | |
Quyết liệt hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao |
Với 93,37% đại biểu tán thành, Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, trong đó sẽ điều chỉnh mức lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng; đồng thời điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định đối với đối tượng do ngân sách Nhà nước bảo đảm
Lương cơ sở tăng, sẽ kéo theo nhiều khoản đóng - hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng theo. Ảnh: B.D |
Theo Nghị quyết thông qua chiều 12/11, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2020. Đồng thời, sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2020.
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng giao nhiệm vụ cho Chính phủ từ năm 2019 dành 40% tăng thu thực hiện của ngân sách trung ương và 70% tăng thu thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025.
Theo Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, việc tăng lương cơ sở sẽ có tác động trực tiếp tới nhiều khoản đóng - hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Cụ thể: Sẽ tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo quy định tại Điều 5 và Khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: Hàng tháng, người lao động trích 8% mức tiền lương tháng của mình để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp nếu mức lương này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, khi mức lương cơ sở được tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng được áp dụng, số tiền đóng bảo hiểm xã hội cũng tăng theo. Mức tiền lương tối đa đóng bảo hiểm xã hội bằng 32 triệu đồng và cao hơn 2,2 triệu đồng so với mức hiện hành (29,8 triệu đồng).
Lương tăng cũng đồng nghĩa với việc tăng mức đóng bảo hiểm y tế cho nhiều đối tượng. Tại điểm đ Khoản 1 Điều 7 và Khoản 2 Điều 1; Khoản 2, 3, 4 Điều 2 và Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định: Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau; trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng; người thuộc hộ cận nghèo;... có mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% mức lương cơ sở. Như vậy, khi lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng, mức đóng của các đối tượng trên tăng lên 72.000 đồng/tháng (hiện nay là 67.050 đồng/tháng).
Với những người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, mức đóng cũng căn cứ vào mức lương cơ sở: Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cho người thứ nhất là 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
ngày 11/11, Quốc hội cũng đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 với 88,2% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Trong đó, đặt chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7% vào năm 2020. Quốc hội cũng đã thông qua một số chỉ tiêu trong năm 2020, như: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh…
Ngày 11/11, Quốc hội cũng đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 với 88,2% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Trong đó, đặt chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7% vào năm 2020. Quốc hội cũng đã thông qua một số chỉ tiêu trong năm 2020, như: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh… |
Theo đó, khi mức lương tăng, mức đóng cũng sẽ tăng tương ứng, tương đương mức đóng của người đầu tiên sẽ là 72.000 đồng/tháng (tăng 4.950 đồng/tháng so với mức hiện nay là 67.050 đồng/tháng). Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế của những người còn lại cũng tăng theo.
Theo quy định, người đóng bảo hiểm y tế từ đủ 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh. Do đó, số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm phải lớn hơn 9,6 triệu đồng (hiện nay là 8,94 triệu đồng) thì người bệnh mới được hưởng quyền lợi trên.
Theo tính toán của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, lương tăng sẽ đồng nghĩa với việc được tăng mức trợ cấp một lần khi sinh con và trợ cấp dưỡng sức sau sinh cũng tăng lên tương ứng. Cụ thể, với mức lương cơ sở mới, tiền trợ cấp một lần khi sinh con sẽ tăng lên 3,2 triệu đồng (trước đây là 2,98 triệu đồng) và trợ cấp dưỡng sức sau sinh bằng 30% mức lương cơ sở, tương ứng với 480.000 đồng/ngày (trước đây là 447.000 đồng).
Cũng theo Bảo hiểm xã hội Hà Nội, tăng lương cơ sở cũng đồng nghĩa với nhiều khoản trợ cấp khác về bảo hiểm xã hội cũng tăng theo. Như mức lương hưu; trợ cấp bảo hiểm xã hội và các khoản trợ cấp hàng tháng như: Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau; trợ cấp một lần khi suy giảm khả năng lao động từ 5 - 31%; mức trợ cấp hàng tháng khi suy giảm khả năng lao động 31% trở lên; trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...
Trước đó, ngày 11/11, Quốc hội cũng đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 với 88,2% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Trong đó, đặt chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7% vào năm 2020. Quốc hội cũng đã thông qua một số chỉ tiêu trong năm 2020, như: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh…
B.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35