Trường Sa vang tiếng chuông chùa
Triển lãm bằng chứng lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa | |
Người vác đá “xây” Trường Sa | |
Lính Trường Sa giữ biển bằng cả trái tim |
Để cầu nguyện cho những linh hồn bất tử
Ở nhà chùa các sư đã duy trì điểm chuông rất đúng giờ |
Hơn hai ngày đêm lênh đênh trên biển, vượt chặng đường hơn 250 hải lý, tàu HQ 996 của hải đội 411, Vùng 4 hải quân đã đưa chúng tôi lên đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà. Mặc dù đang là cao điểm của mùa khô nhưng xung quanh đảo vẫn rợp màu xanh của nhiều loại cây như Bàng vuông, Phong ba, Bão táp… những loài cây tượng trưng cho thế đứng kiên trung của những người giữ biển.
Ngày đầu tiên, đoàn công tác đất liền sau khi đi thăm nơi ăn chốn ở của cán bộ, chiến sỹ trên đảo, chúng tôi bắt đầu thăm ngôi chùa toạ lạc ở giữa khu trung tâm thị trấn Trường Sa.
Ngôi chùa ẩn mình dưới những rặng cây xanh, được xây dựng theo phong cách truyền thống trông rất uy nghi. Khuôn viên nhà chùa khá rộng, vuông vức, chính điện hướng về thủ đô Hà Nội. Tòa chính điện được thiết kế gồm một gian hai chái, mái cong, có đầu đao, trong chùa có các pho tượng Phật bằng đá quý màu trắng, gốc là Phật ngọc chùa Vàng. Trong không gian tĩnh mịch, khói hương nghi ngút, mùi hương trầm ngan ngát tỏa ra khiến nơi đây càng linh thiêng huyền ảo.
Vào mùa biển lặng, nhiều đoàn công tác, ngư dân đánh bắt xa bờ cũng ghé vào đây lễ chùa, cầu nguyện |
Trên các ngai vàng khảm bằng gỗ quý, rất nhiều hình tượng các con rồng, bên phải chính điện là bàn thờ Anh hùng liệt sĩ, những người đã hy sinh anh dũng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Trò chuyện với chúng tôi Đại đức Thích Giác Nghĩa cho hay, từ xưa tới nay, Phật giáo luôn đồng hành với sự phát triển của dân tộc. Ở đâu có chùa thì ở đó có dân, có các tăng ni Phật tử. Những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa không chỉ biểu hiện các tín ngưỡng truyền thống của người Việt ở vùng biển trời của đất nước, mà còn thể hiện tình yêu nồng nàn của nhân dân cả nước với đồng bào và thiên nhiên của vùng đất đầu sóng ngọn gió này.
Những ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa rất linh thiêng, Chùa không chỉ là nơi thờ cúng tri ân những người đã hy sinh quên mình vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, trong đó có 64 chiến sỹ đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Trường Sa năm 1988, mà còn là nơi để bộ đội và người dân đến tìm hiểu, tu học.
Để nguyện cầu cho Biển được bình yên
Thượng toạ Thích Tâm Hiện, Trụ trì chùa Song Tử Tây cho biết, chùa Trường Sa Lớn được Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức khánh thành vào tháng 6/2014, cùng thời điểm này còn khánh thành thêm 3 ngôi chùa nữa đó là chùa Nam Yết, chùa Sơn Ca, chùa Phan Vinh trên quần đảo Trường Sa. Những ngôi chùa này không chỉ là địa điểm sinh hoạt tôn giáo - tín ngưỡng truyền thống của cư dân trên quần đảo Trường Sa, mà còn là sự thể hiện cụ thể và sinh động đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt nơi biển đảo từ xa xưa.
4 giờ sáng, nghe âm vang của tiếng chuông chùa đã trở thành một thói quen thường nhật đối với quân dân trên đảo và những ai hành hương về chùa. Những âm thanh ấy là để cầu mong cho quốc thái dân an, cầu mong cho biển bình yên, cầu cho các ngư dân các tỉnh ven biển vươn khơi vượt qua phong ba bão táp, tích cực bám biển, khai thác hải sản làm giàu cho đất nước.
Khi chúng tôi đề cập đến cuộc sống vật chất, tinh thần trên đảo, Sư thầy xúc động nói: “Hiện nay trên đảo có rất đông nhà sư, các thầy sống rất đơn giản, chủ yếu là ăn chay niệm Phật không được sát sinh. Sau những giờ kinh kệ, các thầy cùng nhân dân tăng gia sản xuất và trồng cây, tạo cảnh quan môi trường xanh mát, góp phần xây dựng bộ mặt Trường Sa ngày càng giàu đẹp”.Trò chuyện với Thượng tọa Thích Tâm Hiện, ông vui vẻ cho biết thêm: “Ở nhà chùa các sư đã duy trì điểm chuông rất đúng giờ, đúng 4 giờ là các chùa điểm chuông, và cứ vào các ngày Rằm, mồng một, các công dân và chiến sĩ lại ra vãn chùa, thắp hương. Vào mùa biển lặng, nhiều đoàn công tác, ngư dân đánh bắt xa bờ cũng ghé vào đây lễ chùa, cầu nguyện. Được nhìn thấy mọi người viên mãn đó cũng chính là hạnh phúc lớn nhất của các sư thầy”.
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21