Triển lãm bằng chứng lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Hồn thiêng đất Việt
Trong bản đồ Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa nằm ở khu vực biển Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý, bao gồm hơn 30 đảo, đá, cồn san hô, đá ngầm và bãi cạn được chia thành 2 nhóm: nhóm An Vĩnh ở phía đông và nhóm Lưỡi Liềm ở phía tây. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10km2, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm (diện tích khoảng 1,5km2). Còn quần đảo Trường Sa nằm ở khu vực biển Đông cách thị xã Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý, bao gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi cát. Quần đảo này có một số đảo lớn như đảo Trường Sa, đảo An Bang, đảo Ba Đình, đảo Nam Yết, Loại Ta, Thị Tứ, Song Tử Đông, Song Tử Tây…Diện tích toàn bộ phần đất nổi quần đảo khoảng 3km2.
Các nhà nước Việt Nam từ thời phong kiến đến nay đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hòa bình, liên tục, không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Tại Việt Nam và trên thế giới hiện vẫn còn lưu giữ nhiều tư liệu, sách cổ, văn bản pháp lý của nhà nước phong kiến Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như, toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá tự Công Đạo (1686); Đại Nam nhất thống chí (1882); Hải ngoại ký sự của nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán (1696); An Nam đại quốc họa đồ của giám mục người Pháp Louis Taberd (1838)…
Triển lãm tư liệu, bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa tại Thanh Hóa |
Từ thời nhà Nguyễn thế kỷ 17-18, nhà nước phong kiến Việt Nam cũng đã xác lập và triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thế kỷ 19-20, Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý 2 quần đảo này và đã cho quân đồn trú, đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến. Chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được thừa nhận tại Hội nghị Francisco (9/1951). Sau năm 1954, Pháp đã chuyển giao 2 quần đảo cho chính quyền Sài Gòn. Năm 1956 và 1974, quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc đánh chiếm và một số bãi ngầm của quần đảo cũng bị Trung Quốc chiếm vào năm 1988.
Theo công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các nước ven biển có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trải rộng ít nhất là 200 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải và có thể mở rộng thềm lục địa ra tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Năm 1994, Việt Nam phê chuẩn công ước Luật Biển 1982, cũng như các nước khác Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như Công ước Luật Biển 1982 quy định.
Những bằng chứng lịch sử
Có thể nói các nhà nước Việt Nam từ thời quân chủ cho đến hiện nay đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là một quá trình lịch sử lâu dài, liên tục và được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và nước ngoài. Trong đó đáng chú ý có 4 cuốn atlas do Trung Quốc xuất bản và 1 bộ atlas thế giới gồm 6 quyển liên quan đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các bản đồ từ thời quân chủ, bản đồ phương Tây, bản đồ Trung Quốc qua từng thời kỳ đều là bằng chứng chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Những bằng chứng lịch sử đã chứng tỏ Trung Quốc không có liên quan gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Xisha (Tây Sa) và Nansha (Nam Sa). Những tư liệu, bản đồ còn là chứng cứ để bác bỏ những luận điểm sai trái của Trung Quốc về “chủ quyền lịch sử” đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời bác bỏ những tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với hai quần đảo này, cũng như những vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam…
Trong các tư liệu, bản đồ đang được trưng bày triển lãm tại Thanh Hóa, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, bản đồ và tư liệu như một bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời thông qua triển lãm cho thấy nhà nước và nhân dân Việt Nam, dù ở trong hay ngoài nước, luôn có ý thức về chủ quyền thiêng liêng của đất nước, từ đó nâng cao lòng yêu nước, lòng dân tộc và sẳn sàng hành động, vì cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Trịnh Tuyên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37