Người vác đá “xây” Trường Sa
Lính Trường Sa giữ biển bằng cả trái tim | |
Rưng rưng dưới cờ Tổ quốc ngày 30/4 ở Trường Sa | |
Chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân Trường Sa 2015 |
Băng qua mọi khó khăn thử thách
Những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi có dịp ra Trường Sa công tác. Đi tới đâu, chúng tôi cũng được tận mắt ngắm nhìn những ngôi nhà trên đảo khang trang, sạch đẹp. Đứng cạnh tôi, thiếu úy Trần Văn Tuấn, chàng trai quê đất thép Vĩnh Linh thành đồng bảo: “Để có được những công trình trên đảo bề thế, hoành tráng như thế này, tất là đều là bàn tay của những người lính công binh đó anh ạ”
Để tìm hiểu về cội nguồn lịch sử, chúng tôi trở lại TP Vũng Tầu đã tìm gặp thượng tá Trần Quốc Thống, nguyên trung đoàn phó 131 Công binh Hải quân. Trong căn nhà của người lính hải quân già số 61, đường Đô Lương, Phường 11, TP. Vũng Tàu, chuyện xây dựng đảo Trường Sa được cựu chiến binh Thống kể lại trong niềm xúc động. Mở đầu câu chuyện ông Thống nói với vẻ mặt hết sức tự hào: “Ngày ấy, vào thời điểm đầu năm 1988, mặc dù đi Trường Sa rất nguy hiểm, nhưng bọn tớ luôn xác định dù phải đối mặt với nhiều thử thách khốc liệt, thậm chí phải hi sinh đến tính mạng, nhưng anh em luôn xác định hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, quyết tâm phải bám trụ, bằng mọi giá phải xây dựng và cắm lá cờ đỏ sao vàng trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa”.
Ảnh minh họa |
Trầm ngâm một lúc, ông Thống nói: “Đúng 21h30 tối 30 Tết Mậu Thìn năm 1988, đơn vị M31 nhận được lệnh khẩn cấp của Quân chủng Hải quân phải điều gấp một phân đội từ Quảng Ninh vào bán đảo Cam Ranh để nhận nhiệm vụ đặc biệt, hành quân xây dựng công trình ở Trường Sa. Sau hai ngày đêm lênh đênh trên biển, phải đối mặt với những sóng dữ, cuối cùng chiếc pông-tông chở 75 cán bộ, chiến sỹ đã có mặt ở đảo Tiên Nữ. Khi chúng tôi đặt chân tới vùng biển Tiên Nữ, cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi cực kỳ khó khăn gian khổ, biển mênh mông rộng lớn, khi thủy triều rút thì nổi lên toàn sỏi đá, dưới cái nắng nóng chẳng khác gì “chảo lửa”. Một bài toán đặt ra phải làm gì đây để chống chọi trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên thời tiết, trong khi điều kiện công binh bảo đảm đời sống cho những người lính công binh có hạ, chỉ có gạo và lương khô, thiếu rau xanh và nước ngọt. Sau vài giờ suy nghĩ, cuối cùng chúng tôi đã thống nhất và cùng triển khai công việc. Việc đầu tiên là dựng lán trên pông-tông để tránh nắng, gió, tiếp theo là công việc làm nhà. Ban ngày bộ đội khuân vác đá từ tàu vào đảo, ban đêm 75 con người chui vào lán ngủ. Khổ nhất vẫn là những hôm bão gió ập đến, có những trời mưa to, biển động dữ dội sóng biển đánh trùm vào pong-tông nhiều chiến sỹ ướt hết chăn màn, quần áo. Và theo quy luật, sau cơn mưa trời hửng sáng, họ vẫn lạc quan yêu đời, tiếp tục công việc thường nhật của người lính công binh hải quân”
Đá càng nặng càng thêm yêu Tổ quốc
Trò chuyện với chúng tôi ông Thống cho biết thêm: “Những năm tháng xây dựng công trình trên đảo, lính công binh phải thường xuyên đối mặt với sự khắc nghiệt của thiên nhiên thời tiết, ban ngày thì trời nắng như thiêu, như đốt, nắng ở Trường Sa có thể làm cháy da, cháy thịt, ban đêm thì phải đắp chăn, chống lại sương biển và muối mặn. Để đẩy nhanh tiến độ công trình, các chiến sỹ phải chạy đua với thời gian, bất chấp thời tiết nắng mưa, hễ thủy triều rút là đi vác đá từ tàu vào đảo”
Nhấp ngụm trà xanh, ông Thống chỉ vào tấm ảnh nói với chúng tôi: “Lính đảo bây giờ đỡ khổ hơn, chứ ngày ấy lính công binh chúng tôi cực kỳ vất vả. Ở trong bờ không thể tưởng tượng được sự vất vả, giãi gió dầm mưa. Đã bước vào thi công là họ làm việc quần quật suốt cả ngày lẫn đêm, họ không bao giờ có khái niệm nghỉ thứ bảy và chủ nhật. Hàng ngày tấn đá, cát, xi măng, sắt thép… đi qua vai người lính công binh. Vì thường xuyên phải tiếp xúc với nước biển, thiếu nước ngọt, nên hầu như ai cũng mắc bệnh ngoài da, tay chân bong tróc, tóc đỏ hoe, cứng như rễ tre”.
Khó khăn vất vả là thế nhưng người lính công binh chưa bao giờ kêu khổ. Họ vẫn âm thầm vượt nắng thắng mưa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong sâu thẳm trái tim, các chiến sỹ đều nhớ đất liền, nhớ người yêu bin rịn lúc chia tay lên đường nhưng ai cũng rất vinh dự tự hào về nhiệm vụ của mình.
Gần 30 năm đi vác đá xây đảo Trường Sa, ông Thống đã có mặt ở hầu hết các đảo, dù là đảo chìm hay đảo nổi, nhưng với ông niềm vui hạnh phúc nhất vẫn là ngày khánh thành công trình trên đảo. Ông chia sẻ: “Thế hệ chúng tôi chẳng có gì vui hơn ngoài tình yêu Tổ quốc, đá càng nặng, mình càng thấy yêu Tổ quốc, yêu Trường Sa nhiều hơn, vác đá trên vai chính là trọng trách của Đảng và nhân dân giao phó”.
Bây giờ, ông Thống đã về hưu, nhưng mỗi khi nhắc tới Trường Sa, tâm trí của ông luôn bồi hồi, xúc động bởi Trường Sa chính là máu thịt thiêng liêng nhất, một phần lãnh thổ của người dân đất Việt, nơi ấy đã có những người lính kiên trung bất khuất, tay cầm súng, tay cầm bay xây dựng công trình trên đảo, cống hiến sức lực, trí tuệ và tuổi thanh xuân, xây dựng quần đảo Trường Sa ngày càng giàu đẹp, có đủ tiềm năng kinh tế, quốc phòng để sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Nguyễn Thanh Hải
(Đ/c: 1058/8 đường 30/4, Phường 11, TP Vũng Tàu)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21