Lính Trường Sa giữ biển bằng cả trái tim
Súng chắc tay canh giữ đảo xa
Tàu HQ957, thuộc Vùng 4 Hải quân hú ba hồi còi, làm thủ tục chào cảng Trường Sa Lớn, rồi nhanh chóng vượt sóng đại dương, đưa chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình thăm đảo An Bang, Phan Vinh, Tiên Nữ, Song Tử Tây…nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, xa cách đất liền hàng trăm hải lý.
Những ngày đi thăm các điểm đảo này, chúng tôi đều được thỏa thích tận mắt ngắm nhìn biển nước ta bao la hùng vỹ, tiềm ẩn dưới đáy đại dương sâu thẳm bao la kia là nguồn tài nguyên bất tận. Chúng tôi có dịp tiếp xúc, trò chuyện, hiểu được phần nào cuộc sống của những người lính đảo xa, họ đang phải “gồng mình” đối mặt với quân thù, để bảo vệ biên cương, bờ cõi, canh gác giữ gìn từng tấc đất, ngọn cỏ của cha ông để lại, quyết không để cho quân thù nhòm ngó.
Tôi nhớ, buổi sáng hôm ấy, khi ánh bình minh tỏa sáng, từng làn gió thổi mơn man, cuốn theo hương vị mặn mòi của biển, chúng tôi cùng nhau rảo bước trên con đường nhựa vòng quanh đảo Song Tử Tây, hai bên đường là những tán cây phong ba tràn trề sức sống, những chú bò béo tròn, thi nhau gặm cỏ.
Dưới chân cột mốc chủ quyền là người chiến sỹ hải quân, quân phục chỉnh tề, đang bồng súng đứng gác, mắt đang dõi nhìn về xa xăm đại dương. Sau những giây phút lân la làm quen tôi được biết, anh tên là Nguyễn Hải Đăng, mới nhập ngũ hồi đầu năm nay.
Trò chuyện với chúng tôi Đăng xúc động nói: “Em rất vinh dự tự hào được đứng canh giữ chủ quyền Tổ quốc. Là người lính nơi đảo xa, không chỉ đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khó khăn, thiếu thốn mà còn đối mặt với những nguy cơ xâm phạm chủ quyền biển đảo của nước ngoài. Vì thế, chúng em cùng nhau đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn thử thách, nêu cao tinh thần cảnh giác, không để bị động bất ngờ, duy trì nghiêm các chế độ tuần tra, canh gác 24/24 giờ, tăng cường quan sát, theo dõi, nhận dạng kịp thời mục tiêu trên không, trên biển để sẵn sàng chiến đấu. Chúng em thề trong bất cứ hoàn cảnh nào luôn tuyệt đối trung thành, quyết giữ gìn từng tấc đất ngọn cỏ không để lọt vào tay quân thù, chấp nhận hy sinh vì biển đảo thân yêu của Tổ quốc".
Sẵn sàng băng qua mọi khó khăn thử thách
Rời đảo Song Tử Tây, chúng tôi lại tiếp tục hành trình tới Nhà giàn Phúc Nguyên. Nhìn từ xa, giữa mênh mông sóng nước biển trời, Nhà giàn hiện lên giống như chuồng chim bồ câu, gồm 4 cột sắt, to như cây trò ở rừng Cúc Phương, cả chục người ôm không xuể, cắm “phập” xuống lòng đại dương. Nếu ai đã dù chỉ một lần đặt chân tới mới cảm nhận được vẻ đẹp của Nhà giàn, đó không chỉ là điểm tựa của ngư dân làm ăn trên biển mà còn là thế đứng Việt Nam giữa ngàn khơi Tổ quốc. Ngay khi con tàu còn cách nhà giàn chừng 3 hải lý, đứng cạnh tôi là anh Vừ A Seo, người dân tộc Hơ Mông, lần đầu tiên đặt chân tới vùng biển này, đã reo lên: “Trời ơi, nhà giàn họ làm thế nào mà đẹp thế, đời tôi chưa bao giờ thấy cảnh đẹp như mơ thế này”.
Đứng trước phong cảnh nơi đây, bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến hết.
Tàu dừng lại, hạ neo cách nhà giàn chừng hơn 1 hải lý, tôi nhớ hôm ấy biển động dữ dội, những con sóng bạc đầu liên tục đánh trùm vào thành tàu, vào những con xuồng nhỏ chòng chành giữa đại dương bao la, lúc thì nhao lên, nhao xuống, tưởng như muốn lật úp. Vừa lên đến nhà giàn, ai cũng “toát mồ hôi” vì sợ và mệt. Sau những cái bắt tay siết chặt, và nụ cười rạng rỡ, anh Lê Xuân Nam, chỉ huy trưởng nhà giàn xúc động mời chúng tôi lên thăm nơi ăn chốn ở của cán bộ, chiến sỹ, những người lính nơi đầu sóng ngọn gió.
Sau khi tiếp nhận những phần quà của đoàn công tác đất liền gửi tặng cán bộ, chiến sỹ, tôi nhìn thoáng qua đó là những thùng bánh kẹo, ký trà, thư từ của các em học sinh gửi các chú nơi đảo xa…Anh Nam nói rất to: “ Thay mặt cán bộ, chiến sỹ nhà giàn DK1, chúng tôi vô cùng biết ơn Đoàn công tác đất liền đã không quản đường xá xa xôi, cách trở, đã dành những tình cảm quý báu chia sẻ với chúng tôi. Những phần quà đó không chỉ thể hiện tình cảm của đất liền, đất mẹ luôn quan tâm, tới chúng tôi mà còn là cội nguồn tình cảm thiêng liên của đất liền hướng về biển đảo”.
Nhà giàn, trong khuôn viên hẹp, nơi các anh sống và làm việc trong diện tích khoảng chừng 100m2. Đi đến đâu chúng tôi cũng thấy mọi cảnh vật rất đẹp mắt. Thượng úy Nam- chàng trai xứ Nghệ có nước da đen bánh mật, đôi mắt sáng ngời, chỉ vào chậu rau xanh đang lên mơn mởn xúc động nói: “Ở nhà giàn còn khó khăn đủ thứ, rau xanh cũng phải hết sức tiết kiệm, tuy trồng được rau, nhưng chúng em phải tiết kiệm, đến bữa phải chia khéo mới đủ ăn cả tháng. Vào những ngày biển động không câu được cá, phải ăn nước mắm trừ bữa, chứ không sướng như lính đất liền đâu". Nam lấy tay khoát một vòng ra phía biển xúc động nói: "Từ ngày thành lập nhà giàn DK1, nơi đây đã có 9 người con hy sinh tại vùng biển thân yêu này”.
Cùng đứng cạnh tôi, trung uý Vũ Văn Thường, Phó chỉ huy trưởng nhà giàn cho chúng tôi biết thêm: "Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới đời sống của cán bộ, chiến sỹ nơi đảo xa. Giàn khoan đã được phủ sóng chương trình VTV1 – VTV6, anh em theo dõi được tin tức từ trong nước cũng như quốc tế. Nhưng ở đây chúng em luôn khắc khoải mong đợi các đoàn văn công của đất liền ra biểu diễn. Nếu như lính Trường Sa háo hức văn công một, thì lính Nhà giàn DK1 háo hức mười. Ở đây về mùa sóng yên biển lặng, một năm may lắm mới có một đoàn văn công ra biểu diễn".
Tuy nhiên, háo hức là thế, dù có hay không, lính nhà giàn vẫn hồn nhiên, yêu đời, cứ chiều chiều mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ, các anh lại ôm cây đàn ghi ta cùng cất cao lời ca tiếng hát vang một góc trời. Các anh luôn động viên nhau, cuộc sống dẫu còn nhiều khó khăn thiếu thốn, tiếng hát át gian khổ. Cùng nhau chung sức, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, cầm chắc tay súng bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, đảo, thềm lục địa phía nam của Tổ quốc. Xứng danh là người chiến sỹ hải quân giữa ngàn khơi Tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21