Trường chuẩn quốc gia ở Hà Nội hụt hơi vì … dân số tăng
Sự gia tăng dân số không chỉ áp lực đối với ngành giáo dục các quận nội thành mà còn xảy ra ở các huyện ngoại thành– nơi phát triển nhiều khu đô thị. Là đơn vị dẫn đầu trong số các huyện ngoại thành về số trường đạt chuẩn nhưng hiện huyện Thanh Trì cũng đang đứng trước nguy cơ vượt sĩ số học sinh/lớp theo quy định chuẩn quốc gia. Ông Lê Đình Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết, huyện có 3 khu đô thị xây dựng đi vào hoạt động tương đương với 3 xã. Mặc dù khi xây dựng các khu đô thị, chúng tôi đã có kiến nghị là phải xây dựng trường học đi kèm và trong quy hoạch khu đô thị có đủ các cấp học. Khu đô thị Đại Thanh đã có hơn 20.000 dân tới sinh sống nhưng hiện mới chỉ có 1 trường mầm non tư thục. Điều này khiến cho công tác tuyển sinh của các trường học ở khu vực lân cận trở lên quá tải, buộc các cấp quản lý ngành và chính quyền địa phương đau đầu tìm cách xoay sở nhằm bảo đảm đủ chỗ học cho HS trên địa bàn.
Sĩ số học sinh/ lớp học tăng nhanh khiến nhiều trường phải dùng các phòng học chức năng, thực hành để làm phòng học, khiến diện tích sân chơi, bãi tập bị co hẹp, phòng học cũng không đạt chuẩn và không đảm bảo các tiêu chí của Bộ GD-ĐT. Đơn cử như trường THPT Chương Mỹ A được công nhận đạt chuẩn từ năm 2006 nhưng theo ông Nguyễn Hồng Quang - Hiệu trưởng trường, các phòng học bộ môn, thư viện được cải tạo từ các phòng học nên không đảm bảo các tiêu chí theo quy định của Bộ GD-ĐT. Hiện trường vẫn đang trong quá trình sửa chữa, cải tạo lại với tổng vốn đầu tư 30 tỷ đồng, song dự án dang dở vì thiếu vốn. Vì thế, trường phải xin chưa đánh giá lại tiêu chí trường chuẩn.
Với mục tiêu có 50-55% số trường đạt chuẩn vào năm 2015, Hà Nội dự kiến tỷ lệ trường chuẩn thực hiện được đạt 52%. Tuy nhiên, hiện Hà Nội vẫn là đơn vị có tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia cao nhất cả nước (37,2%/34,1%). |
Bên cạnh đó, thiếu đất, thiếu tiền là hai yếu tố dường như đã trở thành mẫu số chung của hầu hết các đơn vị trong hành trình xây dựng trường chuẩn: Huyện Đan Phượng cũng có 23 trường trong diện phải công nhận lại chuẩn, trong đó có 9 trường phải chờ đầu tư bổ sung bởi đã quá xuống cấp. Tương tự, huyện Phú Xuyên (đơn vị có tỷ lệ trường chuẩn thấp nhất thành phố với 15,9%) chưa năm nào hoàn thành chỉ tiêu về xây dựng trường chuẩn. Hiện huyện Phú Xuyên có tới 12 trường chuẩn trước năm 2009 nhưng nay mới công nhận lại 6 trường, còn 6 trường chưa được công nhận lại vì phải bổ sung, sửa chữa. Theo ông Trần Công Thành - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Phú Xuyên, với những địa bàn khó khăn, nếu cứ tập trung vào xây dựng trường chuẩn mà không quan tâm nâng cấp cho những trường chưa đạt chuẩn thì sẽ ảnh hưởng đến mặt bằng chất lượng giáo dục. “Chúng tôi mong Sở GD-ĐT tham mưu thành phố đầu tư ngân sách nâng cấp trường học ở những vùng khó khăn. Hiện chúng tôi còn có hơn 200 phòng học nhờ, học tạm” - ông Thành cho hay.
Nếu như kinh phí là bài toán khó đối với các huyện, thì thiếu đất xây trường là mối gian truân đối với các quận nội thành. Theo Phòng GD-ĐT quận Ba Đình, khó khăn nhất trong xây dựng trường chuẩn trên địa bàn quận là nhiều trường học có khuôn viên nhỏ, việc mở rộng quy mô hoặc xây mới trường vốn đã khó, nay càng khó hơn bởi sĩ số HS/lớp luôn có chiều hướng tăng. Còn với một số trường thuộc diện quá hạn đạt chuẩn đến lúc phải thẩm định nay cũng vướng về tiêu chí cơ sở vật chất.
Thống kê của Sở GD-ĐT cho thấy, toàn thành phố có 434 trường chuẩn đã được công nhận từ năm 2008 trở về trước. Qua rà soát, thẩm định lại, chỉ có 284 trường đạt yêu cầu theo các tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Hiện đã có 89 trường được UBND TP ra quyết định công nhận lại, số còn lại đang hoàn thiện hồ sơ, trình UBND TP xem xét từ nay tới cuối năm. Như vậy, việc hoàn thành tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia năm 2014 mới chỉ đạt 70% kế hoạch và theo đánh giá của các quận huyện thì giai đoạn nước rút sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi những khó khăn trên nếu chỉ riêng ngành giáo dục chắc chắn sẽ khó tháo gỡ mà rất cần có sự chung tay vào cuộc của nhiều lực lượng một cách đồng bộ, quyết liệt trong chặng cuối để về đích đúng thời hạn.
Trước tình hình này, ngày 5/12/2014, Phó Chủ tịch UBND TP chỉ đạo giao Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã rà soát, kiểm tra, tổng hợp tiến độ công nhận, công nhận lại trường chuẩn quốc gia, đề xuất giải pháp khắc phục để hoàn thành chỉ tiêu trường chuẩn quốc gia đến năm 2015.
Hữu Thành – Duy Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Đề án Hà Nội 24/12/2024 07:40
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53