Trước nguy cơ thất truyền
Làng hương vào mùa | |
Biểu diễn tay nghề đan cỏ tế tại Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên | |
Tưng bừng Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống Phú Xuyên | |
Nâng cao giá trị các làng nghề |
Nghệ thuật hội họa biến ảo và độc đáo
Họa sĩ Nguyễn Thị Phương Lan cho biết, để hoàn thành một tác phẩm tranh dán vải, người họa sĩ phải thực hiện nhiều công đoạn cầu kỳ. Đầu tiên là khâu lựa chọn vải. Vải sẽ gợi ý cho người họa sĩ bố cục và chủ đề của bức tranh. Nhưng để lựa được mảnh vải vụn phù hợp cũng không phải dễ. Nó là câu chuyện của nghệ thuật, liên quan tới sự tinh tế, nhạy cảm của người nghệ sỹ. Phức tạp nhất là phải biết cách phối hợp màu sắc thể hiện các chi tiết thành bức tranh sinh động, chi tiết này hỗ trợ làm nổi bật chi tiết khác mà không phá vỡ bố cục chung. Đầu tiên, người hoạ sĩ chọn một mảnh vải làm nền, đó sẽ là bố cục lớn nhất. Sau đó, sẽ dùng kéo để cắt những chi tiết đã được định hình sẵn cho bức tranh. Những chi tiết đó sẽ được phết một lớp keo sữa mỏng rồi ghép vào bức tranh. Sau mỗi lần dán, lại dùng bàn là là thật phẳng. Ngoài giúp miếng vải cứng cáp hơn, việc này còn có tác dụng làm tăng tuổi thọ, độ bền màu sắc trên mỗi miếng vải.
Họa sỹ Phương Lan với tranh dán vải. Ảnh: Bảo Thoa |
Không giống như những bức tranh bằng mầu vẽ, người họa sĩ có thể làm nổi bật mầu sắc và hình khối của bức tranh lên bằng những miếng vải ghép, ví dụ như có thể dán những bông hoa chồng lên nhau tạo thành một vườn hoa trông như thật, hoặc có thể làm nổi bật chiếc áo lông của cô gái trong tranh bằng miếng dán vải lông.. Những mảnh vải riêng lẻ khi được ghép vào nhau đã được thăng hoa để trở thành tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa. Và đúng như tên đặt cho tác phẩm tranh dán vải, chúng là những miếng ghép màu nhỏ không bị lãng quên bởi bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu cảm xúc của người họa sĩ đặt vào đó, mang đậm hồn quê, nét Việt.
Lo lắng loại hình hội họa không có thế hệ kế tiếp
Cách đây hơn 20 năm, Họa sĩ Phương Lan đã thử tận dụng những miếng vải vụn trong may mặc để ghép thành tranh. Thời gian đầu, bà cắt vải, xếp tranh, rồi lại bóc đi, xếp lại. Cứ tháo ra, tháo vào mãi mới tìm được những chất liệu, mầu sắc theo như ý muốn. Khi bức tranh đầu tiên hoàn thành, nhiều người ngạc nhiên không hiểu bà “vẽ” bằng chất liệu gì. Đến tận nơi quan sát, mới thấy ghép từ những mảnh vải. Nhiều đồng nghiệp của bà thời bấy giờ như họa sĩ Trần Khánh Chương, Giáng Hương, Lê Lam… khi được xem các tác phẩm đầu tay đều thích và động viên bà nên tiếp tục hướng đi mới này. Bà bỏ công nghiên cứu, tìm hiểu cách ghép dán để tranh bền, giữ được lâu.
Họa sỹ Phương Lan cho biết, trước đây một số họa sỹ tốt nghiệp những khóa đầu tiên trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Việt Nam cũng đã bàn bạc đề xuất mở thêm khoa mỹ thuật tranh dán vải nhưng vẫn chưa được hiện thực hóa. Cho đến nay cũng chưa có trường mỹ thuật nào đào tạo về loại hình này. Số họa sỹ làm tranh dán vải chỉ còn vài ba người với một số triển lãm tranh rất ít ỏi. |
Sau hơn 20 năm chuyên sáng tác tranh dán vải, họa sĩ Phương Lan đã tổ chức được 6 triển lãm, trong đó có 3 cuộc triển lãm chung và 3 cuộc cá nhân. Các tác phẩm tranh dán vải của họa sĩ đã được trưng bày tại Triển lãm Hội họa châu Á lần thứ 2, 3, 4 tại Nhật bản vào 1999, 2000, 2011. Bà là người đầu tiên công bố một cuộc triển lãm toàn tranh dán vải ở Việt Nam vào tháng 11 năm 2011 tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà nội. Tuy say mê với loại hình hội họa này, nhưng họa sĩ cũng có nhiều trăn trở, nuối tiếc khi khách mua tranh phần lớn là người nước ngoài. Họa sĩ Trần Khánh Chương – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam nhận xét tại Triển lãm tranh dán vải lần thứ nhất của họa sĩ Phương Lan: “Lần này, họa sỹ Phương Lan trưng bày 40 tranh tĩnh vật, phong cảnh đất nước, ngày hội với chất liệu tranh dán vải, một chất liệu mà gần đây nhiều họa sỹ tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp ưa khám phá và sáng tạo. Cái tinh tế của họa sỹ đồ họa đã làm cho tranh của chị có chất trang trí cao và đầy xúc cảm, nữ tính. Họa sĩ Phương Lan đã thành công trong sáng tạo chất liệu này mà những bức tranh tại triển lãm đã nói lên điều đó”. Họa sĩ Phương Lan cũng cho biết, trong nghệ thuật hội họa, pha được nước mầu như mong muốn đã khó, thì chọn được “nước mầu” ưng ý cho họa tiết trong tranh bằng vải vụn còn khó hơn rất nhiều.
Gần đây, công chúng trong nước biết đến tranh dán vải nhiều hơn, điều đó làm cho số họa sỹ ít ỏi theo đuổi dòng tranh này có thêm động lực sáng tác, thế nhưng việc tìm một thế hệ kế tiếp thực sự rất khó bởi ít người đủ kiên nhẫn, tỉ mỉ, say mê và cả sự tinh tế để đi đến tận cùng với loại hình mỹ thuật độc đáo này. Họa sĩ Phương Lan lo lắng nếu không tiếp tục có những họa sỹ trẻ theo đuổi, nghệ thuật tranh dán vải sẽ bị mai một và thất truyền.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51