Trung thu nay nghe kể chuyện ngày xưa
Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động “Trung thu 2017” | |
Thấy thế thật |
Theo phòng Thông tin tuyên truyền (Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội), từ đời vua Lý Nhân Tông (niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng 1076-1084) đã tổ chức đón Trung thu với lễ cúng tổ tiên và hội đua thuyền trên sông Trường Lô.
Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm vẫn chưa đủ các căn cứ để dựng lại Trung thu của cung vua thời xưa, vì thế, Trung tâm sẽ tổ chức Trung thu với nhiều hoạt động gắn liền với văn hóa dân gian để các em nhỏ vừa trải nghiệm vừa tích lũy được những kiến thức lịch sử, văn hóa truyền thống.
Các em nhỏ học làm đèn ông sao. Ảnh minh họa |
Theo đó, Tết Trung thu năm nay, khi đến Hoàng thành Thăng Long, các em nhỏ được xem chùm ảnh về Tết Trung thu trong bộ tranh khắc của Henri Oger. Ở đó, người xem sẽ nhìn thấy những hình ảnh quen thuộc của Tết Trung thu truyền thống như rước đèn, làm bánh nướng, bánh dẻo, và các món đồ chơi gần gũi trong ngày Tết này.
Ngoài ra, Trung tâm Di sản Thăng Long - Hà Nội còn trưng bày đồ chơi Trung thu cổ được phục chế lại thông qua tư liệu ảnh của nhiếp ảnh gia người Pháp Al Kant.
Trong phần hoạt động trình diễn và tương tác, các em nhỏ cũng sẽ được gặp gỡ các nghệ nhân nổi tiếng như: Ông Hoàng Bá Nhất, nghệ nhân mặt nạ giấy bồi; nghệ nhân đèn kéo quân Vũ Văn Sinh; nghệ nhân đèn con thỏ, đèn ông sư Đỗ Văn Kỳ; nghệ nhân tò he Đặng Văn Tiên… để tìm hiểu và học cách làm đồ chơi Trung thu, cùng lắng nghe các câu chuyện về Trung thu xưa và nay.
Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức ngoài trời như: Đi cầu tre gánh lúa, bập bênh, kéo co, ném vòng, ngựa gỗ, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, pháo đất, bịt mắt đánh trống và nhảy bao bố... Với người lớn, các trò chơi này phần nào giúp họ gợi nhớ ký ức tuổi thơ, còn với các em nhỏ thì những trò chơi “ngày xưa” có sức hấp dẫn khác lạ so với những trò chơi hiện đại.
Bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền (Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội): Chương trình vui Tết Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long không chỉ là hoạt động văn hóa, giải trí vui chơi đơn thuần mà những người thực hiện còn cố gắng truyền tải thông điệp về giáo dục tri thức, giúp thế hệ măng non hôm nay hiểu hơn giá trị truyền thống của dân tộc, từ đó thêm hiểu, thêm yêu lịch sử và văn hóa của đất nước mình.
Chương trình sẽ kéo dài từ 28/9- 4/10. Đêm rằm phá cỗ được tổ chức vào Đêm bế mạc kéo dài từ 19-21h30 phút để các em nhỏ vừa vui chơi vừa trông trăng tại sân Đoan Môn.
Theo Thu Hà/ baochinhphu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28