Trưng bày “Thư viết tay 100 năm qua”
Ký ức những cánh thư tay | |
Thư tay của John Lennon đạt mức giá kỷ lục |
Bức thư này được viết và gửi năm 1905. Ảnh: L.Q.V |
Chị Nguyễn Thị Dạ Thương - chủ của Thư Quán cho biết: “Trong các dịp gặp gỡ nhiều nhà trí thức, các nhà sưu tầm hay những gia đình bình thường có tủ sách lớn, tôi thấy họ lưu trữ một lượng thư tay qua nhiều thời kỳ. Có gia đình vẫn giữ thói quen viết thư tay cho nhau, khi đi vắng, khi cần trao đổi hoặc thảo luận, khi muốn nhắn gửi yêu thương, khi muốn chia sẻ mọi điều... Và họ đã làm điều đó trong nhiều năm qua, đời này truyền qua đời khác như một thói quen sinh hoạt thường ngày. Một điều đẹp đẽ hiển hiện tự nhiên và lặng lẽ như thế đã khiến tôi vô cùng xúc động...”.
Trong trưng bày này, hơn 100 bức thư được giới thiệu, với đủ loại chất liệu giấy, đa số đã ngả màu thời gian. Bức thư có “tuổi đời” cao nhất được viết năm 1905, từ Sóc Trăng. Qua đó, cũng có thể thấy rõ nét những dấu ấn văn hóa - xã hội của từng giai đoạn lịch sử của đất nước Việt Nam, thể hiện qua những bì thư, con tem, dấu bưu cục, chất liệu giấy, văn phong người viết. Đọc những bức thư đó, mọi người sẽ như được bước vào cuộc sống của những người khác và được chia sẻ cảm xúc bình dị của họ.
Một bức thư gửi nhà nghiên cứu văn hóa Vương Hồng Sển, có những con tem mang hình “Cô Ba Sài Gòn”. Ảnh: L.Q.V |
Tâm sự về vẻ đẹp lặng lẽ ấy qua lần trưng bày này tại Thư Quán, chị Dạ Thương cho hay: Trong quá trình gom nhặt, bằng nhiều hình thức (được tặng, hoặc tìm thấy khi mua các tủ sách cũ), chị có trong tay một số thư từ viết tay thú vị trong vòng gần 100 năm qua. Có các bức thư của nhiều nhà trí thức gửi nhau (như thư nhà văn Trần Dần gửi nhà thơ Dương Tường, thư của nữ sĩ Mộng Tuyết gửi bạn, thư của nhà nghiên cứu văn hóa Vương Hồng Sển...), cũng có những bức thư tình của người bình thường, có thư trao đổi về công việc.... Hoặc như, qua bức thư của nhà văn Nguyễn Thế Phương gửi 2 nhà văn Hữu Mai và Ngọc Tú (Hội Nhà văn Việt Nam) đề nghị giúp in sách, bạn đọc có thể biết thêm về gia cảnh nghèo của nhà văn.
Qua thời gian trưng bày kéo dài 1 tháng này, nhà tổ chức mong muốn chia sẻ thêm về sự cầu kỳ của việc viết thư tay xưa kia ở nước mình như in giấy viết thư riêng, có dấu mộc hoặc hình vẽ, khổ giấy đặc trưng riêng... , đồng thời mong có thêm sự sẻ chia về việc viết thư tay, hoặc về chữ nghĩa của mọi người gần xa.
Lê Quang Vinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01