Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội
Buổi giao lưu nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019).
* Từ 7h30: Đông đảo cán bộ công đoàn và công nhân lao động đến tham dự buổi giao lưu
Người lao động háo hức, phấn khởi đến với buổi giao lưu trực tuyến với hy vọng hiểu được thêm nhiều kiến thức về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ năm 2019. |
* 8h25: Khai mạc buổi giao lưu
Dự buổi giao lưu trực tuyến có các đồng chí: Phạm Bá Vĩnh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội; Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Thường vụ Lao động Thành phố, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; Nguyễn Như Đạt - Phó Chủ tịch thường trực HĐNĐ huyện Thạch Thất, Kiều Hoàng Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất, Nguyễn Thế Hùng - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Thạch Thất. |
* 8h30: Phát biểu khai mạc buổi giao lưu
Đồng chí Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết: Mặc dù việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến tiền lương và bảo hiểm xã hội tới công nhân viên chức lao động đã được các cấp, các ngành, đặc biệt là tổ chức công đoàn thực hiện thường xuyên, song việc hiểu hết và hiệu đúng các quy định pháp luật, quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội để áp dụng cho đúng vẫn còn nhiều hạn chế, lúng túng. |
Cùng phát biểu tại buổi giao lưu, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Thạch Thất Nguyễn Thế Hùng cho hay: Hiện nay, việc hiểu và thực hiện đúng những quy định về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Người sử dụng lao động và người lao động khi tham gia tuyển dụng ít quan tâm trao đổi quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên quy định trong Bộ Luật Lao động trước khi tham gia ký kết hợp đồng lao động. |
* 8h40: Lãnh đạo Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội phát biểu chỉ đạo
Đồng chí Phạm Bá Vĩnh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đánh giá những buổi giao lưu trực tuyến mà báo Lao động Thủ đô phối hợp với các cấp công đoàn Thủ đô tổ chức đều có những chủ đề thiết thực, tập trung vào những vấn đề liên quan thiết thân tới người lao động, qua đó thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và công nhân lao động. Tại buổi giao lưu trực tuyến hôm nay, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đề nghị công nhân lao động thẳng thắn, mạnh dạn nêu nhiều câu hỏi để tìm hiểu rõ về các chính sách và đề nghị các chuyên gia sẽ vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn, trang bị thông tin đầy đủ, thiết thực nhất đối với người lao động. |
* 8h50: Tặng hoa các chuyên gia
Đại diện lãnh đạo Thành phố Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô và huyện Thạch Thất tặng hoa cho các chuyên gia. |
* 8h55: Người lao động đặt câu hỏi trực tiếp với các chuyên gia
(Xem toàn bộ nội dung câu trả lời tại Giao lưu trực tuyến: Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ năm 2019)
Trả lời những thắc mắc trực tiếp của công nhân lao động cũng như bạn đọc trực tuyến có: ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng Ban Chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội; ông Ngô Trung Tứ - Phó phòng Quản lý thu Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội và Thạc sĩ Nguyễn Văn Hà - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội. |
Anh Phùng Thanh Sơn (Trường THCS Minh Hà) đặt câu hỏi: Em gái tôi có trình độ đại học, hưởng mức lương bậc 1 tại một cơ quan Nhà nước. Đi làm được 16 tháng, nhưng tháng 7 này thì em tôi nghỉ sinh con. Tôi xin hỏi theo chế độ lương mới từ ngày 1/7/2019, tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội sau sinh của em tôi được tính như thế nào? |
Anh Nguyễn Quang Đức (Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Thạch Xá) đặt câu hỏi: Một giáo viên hợp đồng thời vụ tham gia bảo hiểm thất nghiệp không liên tục từ tháng 9/2016 đến tháng 5/20919, được 26 tháng. Xin các chuyên gia cho biết, nếu nghỉ việc, giáo viên này có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? |
Anh Nguyễn Quỳnh (THCS Kim Quan) nêu câu hỏi: Cơ quan ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với người lao động nhưng cơ quan đó không đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Vì lý do cá nhân người lao động xin nghỉ việc. Vậy người lao động có được hưởng trợ cấp thấp nghiệp hay không? Chế độ thất nghiệp được tính như thế nào? Cơ quan nào là nơi thanh toán chế độ cho người lao động? |
Chị Nguyễn Thị Bích (Trường THCS Yên Trung) hỏi các chuyên gia: Tôi là một viên chức năm nay 42 tuổi, đóng bảo hiểm xã hội được 20 năm. Do bệnh tật ốm đau không đứng lớp giảng dạy được nay có được về hưu không? Và nếu được thì sẽ hưởng tiền lương hưu với mức bao nhiêu %? Tôi có được hưởng thêm ưu đãi của Nhà nước không? Nếu được thì cách tính như thế nào? Xin chuyên gia giải thích rõ hơn về chế độ chính sách. |
Chị Chu Thị Minh Hiền (Trường THCS Liên Quan) đặt câu hỏi: Nghe nói sắp tới người lao động phải đóng Bảo hiểm xã hội tới 70% mức thu nhập có đúng không? Số tiền này do người sử dụng lao động đóng bao nhiêu % và người lao động phải đóng bao nhiêu %? Xin chuyên gia cho biết? |
Chị Nguyễn Thị Lý (Trường THCS Bình Phú) đặt câu hỏi: Tôi thuê người giúp việc qua một trung tâm môi giới. Sau khi thuê tôi đã phải trả tiền môi giới cho trung tâm. Tuy nhiên người giúp việc yêu cầu tôi phải làm hợp đồng thuê và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nếu không sẽ không làm việc. Theo quy định, tôi có phải đóng bảo hiểm cho người giúp việc hay không? |
Chị Vũ Thị Thiết (Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thạch Thất): Tôi có một người chị là công chức từ năm 2009, đến nay được 10 năm. Bây giờ không may chị mắc bệnh hiểm nghèo (ung thư) muốn nghỉ việc để đi chữa bệnh? Vậy chế độ chị hưởng được tính như thế nào theo quy định điều chỉnh mới nhất? |
Anh Kiều Cao Thân (Công đoàn xã Đại Đồng) đặt câu hỏi: Tôi có nghe thông tin nghị quyết mới của Chính phủ về cải cách bảo hiểm xã hội sắp tới sẽ sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, thậm chí 10 năm. Xin chuyên gia giải thích rõ hơn về chính sách này? Tôi đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có được về hưu không? Và nếu được thì sẽ hưởng tiền lương hưu với mức bao nhiêu %? |
Độc giả đặt câu hỏi qua hệ thống trực tuyến: - Xin các chuyên gia giải thích rõ hơn về chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ nghỉ phép năm. Nếu không nghỉ hoặc nghỉ không hết số ngày phép theo quy định thì được thanh toán như thế nào và cơ quan nào chi trả? - Giáo viên nghỉ thai sản vào đúng thời gian nghỉ hè có được hưởng trợ cấp thai sản không? Nếu được chế độ hưởng như thế nào? |
Anh Tạ Đăng Khiêm (Công ty Cổ phần Bắc Phương): Trong thời gian đang thử việc tại 1 công ty, công ty có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho tôi không? |
* 9h35: Giao lưu với người lao động
Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Kiều Hoàng Tuấn tặng quà cho công nhân lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu. |
Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Thạch Thất Nguyễn Thế Hùng tặng quà cho người lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu |
Lãnh đạo huyện Thạch Thất tặng quà cho người lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu. |
* 9h45: Người lao động tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia
Chị Khuất Thị Lý (Trường THCS Lại Thượng) đặt câu hỏi: Theo tôi được biết từ ngày 1/1/2018, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật ghi trong hợp đồng lao động. Xin hỏi những khoản bổ sung được quy định là những khoản nào? Có ghi trong hợp đồng lao động không, trả thường xuyên hay không thường xuyên? |
Chị Nguyễn Thị Bích Nhuần (Trường Mầm non Liên Quan): Lao động nữ sau khi sinh, ngoài việc nghỉ theo quy định là 6 tháng thì còn được hưởng thêm chế độ gì? |
Chị Nguyễn Thị Mai Hương (Trường Tiểu học Hạ Bằng) đặt câu hỏi: Tôi có trình độ Đại học, hiện hưởng lương bằng Cao đẳng bậc 4, hệ số 3,03. Nếu tôi được nâng ngạch và hưởng lương bằng Đại học thì cách tính hệ số lương sang ngạch như thế nào? |
Chị Nguyễn Thu Hà (Trường Tiểu học Đại Đồng) đặt câu hỏi: Chúng tôi là cán bộ công nhân viên chức làm việc trong ngành giáo dục? Thực hiện nâng lương trước thời hạn theo quy định nào và thủ tục? |
Anh Phùng Văn Quỳnh (Chủ tịch Công đoàn xã Hạ Bằng) đặt câu hỏi: Tôi là một công chức sắp được nghỉ hưu (tháng 12/2019), tôi được biết từ 1/7/2019, cách tính lương hưu có sự thay đổi. Xin các chuyên gia cho biết thay đổi cụ thể như thế nào? |
Anh Trần Văn Chung (Phó Chủ tịch Công đoàn xã Bình Yên) đặt câu hỏi: Được biết, từ năm 2021 đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm hoặc muộn hơn 5 năm so với tuổi nghỉ hưu chung. Xin hỏi chuyên gia những ngành nghề nào là ngành nghề đặc biệt được hưởng chế độ này? |
Anh Nguyễn Văn Được (Công ty Liên doanh Y học Việt Hàn) đặt câu hỏi: Tôi là công nhân làm việc ở một công ty liên doanh, được biết từ ngày 7/11/2018 theo quy định doanh nghiệp phải công khai việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhưng cho đến nay công ty tôi vẫn chưa công khai bất cứ khoản nào từ việc trích nộp quỹ công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quỹ khen thưởng… Như vậy ai sẽ phải chịu trách nhiệm và có bị xử phạt không? |
Chị Nguyễn Thị Hạnh (Trường Mầm non Tân Xã) đặt câu hỏi: Theo quy định mới thì những người người đủ 80 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, xin chuyên gia cho biết, những người đã hưởng lương hưu hàng tháng từ ngân sách nhà nước thì có được hưởng chế độ này nữa không? |
Chị Hoàng Thị Thanh Hải (Trường THCS Chàng Sơn) đặt câu hỏi: Thưa các chuyên gia, theo quy chế lương của công ty tôi nghỉ chờ việc được hưởng lương tối thiểu vùng là 4.180.000 đ. Vậy tháng 8/2019 tôi nghỉ hưởng lương ngừng việc thì được tính lương như thế nào ? Hơn nữa tôi là thợ vận hành máy làm ở môi trường độc hại, đã qua trường lớp đào tạo. Vậy tôi có được nhận thêm 7℅ tiền lương nữa hay không? |
Chị Khuất Xuân Hương (Trường THCS Cẩm Yên) đặt câu hỏi: Đối tượng công chức viên chức trong biên chế nhà nước có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp? Khi nghỉ hưu có được hưởng ưu đãi gì từ bảo hiểm thất nghiệp? Theo quy định giáo viên được nghỉ hè 2 tháng nhưng do đặc thù công việc nhà trường vẫn huy động giáo viên đến làm việc vậy giáo viên có được hưởng chế độ làm thêm cho những ngày làm đó không? |
* 10h15: Giao lưu với người lao động
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành Phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh tặng quà cho người lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu. |
Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc tặng quà cho người lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu. |
* 10h20: Người lao động tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia
Phó Chủ tịch UBND huyện Kiều Hoàng Tuấn đặt câu hỏi: Tôi xin hỏi trường hợp một giáo viên được tuyển dụng được 3 năm. Do điều kiện gia đình nên chuyển sang địa phương khác sinh sống. Sau 2 năm giáo viên này tiếp tục được tuyển dụng vào làm giao viên. Như vậy thời gian tuyển dụng lần 1 đến lần 2 là 5 năm, trong đó có 3 năm giảng dạy và 2 năm không giảng dạy. Vậy cho tôi hỏi, trong 5 năm đó giáo viên này có được tính năm công tác không, nếu được tính thì thủ tục hồ sơ như thế nào? |
Chị Nguyễn Thị Thúy Ái (Chủ tịch Công đoàn Thị trấn Liên Quan) đặt câu hỏi: Xin chuyên gia cho biết tăng tuổi nghỉ hưu áp dụng cho ngành nghề nào? Nam bao nhiêu tuổi? Nữ bao nhiêu tuổi? Khi nào thì thực hiện? |
Chị Cấn Thị Loan (Công ty TNHH Hoàng Phát) đặt câu hỏi: Em có một người em lấy chồng trên này, trước kia đã đóng bảo hiểm được 15 năm. Vừa rồi, em đi làm được 2 tháng và công ty cũng đã đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, vì lý do gia đình em ấy đã xin nghỉ việc? Vậy em ấy có được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp không? |
Chị Nguyễn Thị Xuyến (Công đoàn xã Thạch Xã) đặt câu hỏi: Chị An có trình độ đại học. Chị sinh con thứ 3 vào ngày 16/4/2018. Chị đã được nâng lương vào 1/7/2017. Vậy chị có bị chậm nâng lương không và thời gian nâng lương lần sau là khi nào? |
Chị Đinh Thị Đào (Trường Mầm non Tiến Xuân) đặt câu hỏi: Đối với những người hiếm muộn, mỗi lần đi chữa được nghỉ bao nhiêu ngày và chế độ hưởng như thế nào? |
* 10h40: Kết thúc buổi giao lưu
Bài viết cùng chủ đề
Tọa đàm, Giao lưu trực tuyếnCó thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 16:43
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 11:38
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công đoàn 19/12/2024 18:25
Phát huy vai trò bảo vệ lợi ích của người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:38
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Khám sức khoẻ miễn phí cho 200 đoàn viên, người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:30
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 17/12/2024 06:36
Thanh Trì: Nhiều hoạt động nữ công thiết thực, hiệu quả
Vì lợi ích đoàn viên 15/12/2024 16:30
Đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo việc làm cho người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 12/12/2024 13:59
Truyền thông, khám tầm soát ung thư cho hơn 1.000 công nhân lao động
Vì lợi ích đoàn viên 09/12/2024 06:16