Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội:

Trụ cột bền vững của hệ thống an sinh

Với nhiều điểm mới, Đề án cải cách bảo hiểm xã hội (BHXH) được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII được kỳ vọng sẽ thực sự trở thành trụ cột bền vững của hệ thống an sinh xã hội. Qua đó, mọi người dân đều được thụ hưởng đầy đủ các chính sách an sinh xã hội, không ai bị bỏ lại phía sau. 
tru cot ben vung cua he thong an sinh Không có chuyện quỹ BHXH mất cân đối vào năm 2025
tru cot ben vung cua he thong an sinh Người lao động di cư: 90% không được tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội

Đánh giá về chính sách BHXH được thực hiện thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp khẳng định: Chính sách BHXH đã bao phủ hầu hết các chế độ mà Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị, bao gồm: BH hưu trí - tử tuất, BH thất nghiệp, BH ốm đau, thai sản, bảo hiểm tai nạn lao động.

tru cot ben vung cua he thong an sinh
Đề án cải cách BHXH được kỳ vọng sẽ thực sự trở thành trụ cột bền vững của hệ thống an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, số lượng và tỷ lệ người lao động tham gia BHXH ngày càng tăng; đối tượng được hưởng các chế độ ngày càng nhiều. Hiện, cả nước có gần 14 triệu người tham gia BHXH; 11,7 triệu người tham gia BH thất nghiệp… Năng lực tự bảo đảm an sinh của người dân được tăng cường. Quỹ BHXH trở thành quỹ an sinh lớn nhất, hoạt động theo nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ và có thể tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng chỉ ra những hạn chế trong thực hiện chính sách như: Chưa hướng đến sự bao phủ toàn dân. Hệ thống BHXH về cơ bản là thiết kế đơn tầng, chủ yếu là tầng BHXH do Nhà nước tổ chức; quy mô tham gia BHXH còn thấp, mới đạt khoảng 30% lực lượng lao động, trong khi mục tiêu đề ra là đến năm 2020, cả nước có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.

Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Từ tổng kết thực tiễn và sự phân tích, dự báo một cách khoa học, với tầm nhìn xa tình hình phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước và thu nhập của người dân trong trung và dài hạn, Trung ương cần trao đổi, thống nhất về chủ trương, chính sách, biện pháp tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện chính sách BHXH trong thời gian tới.

Tập trung xác định, làm rõ những quan điểm, mục tiêu đổi mới; nội dung cải cách, nhất là các vấn đề như: Mở rộng diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân; bảo đảm cân đối tài chính BHXH trong dài hạn; điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phù hợp với bối cảnh, tình hình mới; tăng cường sự liên kết và hỗ trợ giữa các chính sách BHXH; kế thừa và phát triển nguyên tắc điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối với tiền lương của người đang làm việc; rút ngắn điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu...

Chú ý đến cả khu vực công và tư; người đang làm việc và người đã nghỉ hưu; nơi có quan hệ lao động và nơi chưa có quan hệ lao động, nhất là đối với nông dân, người nghèo, người yếu thế trong xã hội.

Chính sách BH thất nghiệp quá chú trọng đến giải quyết hậu quả, thiếu giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của tình trạng thất nghiệp. Đặc biệt, nguyên tắc đóng - hưởng trong tính toán mức lương hưu được tôn trọng, nhưng nguyên tắc chia sẻ chưa được chú ý, dẫn đến những bất hợp lý khó chấp nhận là có người hưởng lương hưu tới 100 triệu đồng/tháng, nhưng có người chỉ nhận được hơn 1 triệu đồng/tháng.

Tuổi nghỉ hưu quy định từ năm 1960 đến nay chưa điều chỉnh, trong khi đất nước đứng trước thách thức của già hóa dân số... “Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, tất yếu phải cải cách chính BHXH. Nhiều nước đã tiến hành trước ta và họ đã thành công”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm về những điểm mới trong Đề án cải cách chính sách BHXH được trình tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII lần này, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết: Đề án có những nội dung cải cách rất mới, rất căn bản, khẳng định mục tiêu hướng tới BHXH toàn dân; xây dựng hệ thống BHXH với chương trình hưu trí đa tầng.

Trong đó, tầng 1 là lương hưu xã hội do Nhà nước bảo đảm cho người già không có lương hưu; tầng 2 là BHXH do Nhà nước tổ chức như hiện nay; tầng 3 là hưu trí bổ sung do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, giao kết với tổ chức cung cấp dịch vụ…

Đặc biệt, Đề án cải cách chính sách BHXH tiếp tục đặt ra vấn đề điều chỉnh tuổi hưu, thời gian điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu từ ngày 1/1/2021. Dự kiến, người lao động bình thường, trong điều kiện lao động bình thường sẽ tăng thêm mỗi năm 3 tháng hoặc 4 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Những đối tượng lao động đặc thù có thể nghỉ hưu sớm hoặc muộn hơn tương tự như hiện nay.

“Nếu được triển khai, tôi tin những chính sách này sẽ mang lại hiệu quả toàn diện. BHXH sẽ thực sự trở thành trụ cột bền vững của hệ thống an sinh xã hội. Mọi người dân đều được thụ hưởng đầy đủ các chính sách an sinh xã hội, không ai bị bỏ lại phía sau. Khoảng cách chênh lệch về giới, về thu nhập từng bước được thu hẹp”, ông Doãn Mậu Diệp khẳng định.

Tuy nhiên, ông Diệp cũng nêu quan điểm: Để việc cải cách thành công, đối với chính sách cải cách BHXH, Nhà nước nên có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng BHXH 1 lần; sửa đổi các quy định để khuyến khích người lao động tham gia BHXH dài hơn; nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ đóng vào Quỹ BHXH theo hướng hài hòa quyền lợi giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Việc điều chỉnh lương hưu xã hội nên căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước; lương hưu cơ bản nên được điều chỉnh dựa trên tốc độ tăng giá tiêu dùng, khả năng của Quỹ BHXH và ngân sách. Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu cần được thực hiện theo lộ trình phù hợp với các yếu tố tăng trưởng kinh tế, giải quyết bài toán việc làm và thất nghiệp…

Trong bối cảnh, điều kiện mới hiện nay, đang đặt ra nhiều cơ hội, thách thức đan xen đòi hỏi phải có những quan điểm chỉ đạo về cải cách chính sách BHXH phù hợp hơn trong bối cảnh mới.

Một là, BHXH là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân và phát triển bền vững đất nước.

Hai là, phát triển hệ thống chính sách BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp hài hòa các nguyên tắc đóng - hưởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững.

Ba là, cải cách chính sách BHXH vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài; kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển và phải đặt trong mối tương quan với đổi mới, phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập, trợ giúp xã hội để mọi công dân đều được bảo đảm an sinh xã hội.

Bốn là, phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách BHXH chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế, củng cố niềm tin, sự hấp dẫn và hài lòng của người dân cũng như các chủ thể tham gia BHXH.

Năm là, thực hiện tốt chính sách BHXH là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.

Trích bài viết của UVBCT,

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ

về chính sách bảo hiểm

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

Đề nghị cân nhắc bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Chính phủ cân nhắc khi bỏ quy định về mức lương hưu thấp nhất, được quy định tại khoản 5 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”… Đây là khẳng định của bà Ngô Thị Liên - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khi góp ý vào Dự thảo Luật.
Những góp ý thấu tình, đạt lý

Những góp ý thấu tình, đạt lý

(LĐTĐ) Phản biện về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến khẳng định việc sớm ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu - chi, tránh được tình trạng lạm thu vào mỗi đầu năm học.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

(LĐTĐ) Theo công thức tính mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 35 năm; lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.
Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Hồng Trang (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) hỏi: Nhà tôi thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Tôi muốn hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) không?
6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hàng tháng, người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi như: Tăng tiền lương ngừng việc; tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

(LĐTĐ) Để được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa (75%), người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?
Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

(LĐTĐ) Theo Điều 27 Luật Cư trú, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên thì phải đăng ký tạm trú.
Bỏ lương cơ sở, các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội được điều chỉnh thế nào?

Bỏ lương cơ sở, các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội được điều chỉnh thế nào?

(LĐTĐ) Thực hiện chính sách cải cách tiền lương, từ ngày 1/7/2024 sẽ không còn mức lương cơ sở. Do đó, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất các quy định hiện hành về chế độ, trợ cấp gắn với mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh theo hướng quy định bằng số tiền mặt.
Xem thêm
Phiên bản di động