Trồng giống cà tím của Công ty Hai Mũi Tên Đỏ: Nông dân lại khánh kiệt

Báo LĐTĐ số 94 ra ngày 6/8/2015 có bài viết phản ánh việc nông dân ở xã Văn Khê (huyện Mê Linh) bị trắng tay bởi mua phải giống dưa leo không ra quả do Công ty Hai Mũi Tên Đỏ cung ứng. Mới đây nông dân ở xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh (Hà Nội) cũng rất bức xúc khi họ sử dụng hạt giống cà tím cũng do công ty trên cung ứng nhưng cho ra loại cà có hình dáng và màu sắc quái dị khiến họ bị thất thu hàng trăm triệu.
Ứng dụng ngô chuyển gien: Mang lại lợi ích cho nông dân
Nông dân làm gì khi đô thị hóa?
Nông dân trắng tay vì dưa không ra quả

Sau hai vụ việc trên, có thể thấy các loại giống cây trồng đang bị thả nổi, không ai quản lý và chế tài xử phạt không rõ ràng là nguyên nhân gây nên những vụ mùa trắng tay của bà con nông dân.

Giống cà kỳ quái!

Chị Nguyễn Thị Hơn, thôn Sơn Du (xã Nguyên Khê, Đông Anh) cho biết, đầu vụ mùa, gia đình chị canh tác 3 sào đất với giống cà tím lai ký hiệu F1 ORMA do Công ty Hai Mũi Tên Đỏ (trên các bao bì sản phẩm ghi rõ trụ sở Công ty EAST- West Seed - Hai Mũi Tên Đỏ tại số 1 VSIP II-A đường 14, KCN Việt Nam-Singapore II-A, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (Báo LĐTĐ đã phản ánh) cung cấp giống. Nghe đại lý cung cấp giống trên địa bàn xã giới thiệu đây là giống cà tím sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, trái mịn màng, màu tím bóng đẹp, năng suất cao nên chị Hơn đã tin tưởng mua về trồng.

Trồng giống cà tím của Công ty Hai Mũi Tên Đỏ: Nông dân lại khánh kiệt
Ông Tô Văn Hán bên ruộng cà quái dị

Sau khi gieo giống, chị Hơn đã tuân thủ và thực hiện đúng kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, cây phát triển bình thường khiến chị Hơn và gia đình khấp khởi vào một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, tháng 5/2015, khi cà trổ bông và ra quả đã xuất hiện điều bất thường: Màu sắc quả cà biến đổi liên tục, từ tím chuyển sang nửa xanh, nửa trắng, có quả thì màu xanh, quả màu vàng nhờ nhờ. “Cùng trên thửa ruộng, trên cùng một cây mà màu sắc quả biến đổi rất bất thường. Trên một cây cà có đến năm, sáu quả màu sắc khác nhau khiến vợ chồng tôi lo lắng, nhưng hi vọng đến kỳ thu hoạch, quả sẽ quay về màu sắc tím. Đến khi thu hoạch còn tệ hại hơn bởi cà không những không cho màu tím mà hình dáng lại méo mó, dị thường”, chị Hơn chia sẻ.

Theo một số nông dân ở xã Nguyên Khê, đến kỳ thu hoạch, 1kg cà thường có giá bán 9.000 đồng, nhưng khi họ thu hoạch giống cà kỳ dị kia, họ hạ xuống còn 1.000 đồng/kg cũng không ai mua. Nhìn vườn cà hơn 3 sào sai trĩu quả mà không bán được, chị Hơn xót xa cho biết, tôi đã liên hệ với một số trang trại nuôi lợn để bán cà giá rẻ như cho không nhưng họ cũng từ chối bởi sợ lợn bị… ngộ độc khi ăn loại cà này. Bất lực tìm nơi tiêu thụ, cuối cùng vợ chồng chị Hơn đành phải phá hủy hết vườn cà tím để canh tác loại cây khác. “Theo những vụ mùa trước, nếu trồng giống cà như mọi năm thì 1 sào cà tím thu về 35 triệu đồng. Với 3 sào cà phải phá bỏ, gia đình tôi thiệt hại hơn 100 triệu đồng”, chị Hơn cho biết.

Bà Vương Thị Thuyết, thôn Sơn Du, cũng rơi vào tình cảnh trên. Tháng 2/2015, gia đình bà trồng gần 2 sào cà tím nhưng khi thu hoạch mang ra chợ bán không ai ngó ngàng. “Thấy màu sắc cà quái dị, họ nói đây là giống cà giả, không dám mua. Tôi thanh minh đây là giống cà mới, nhưng họ không tin, nói sao cả chợ có mỗi giống cà thế này. Nếu mua về ăn bị ngộ độc, ai chịu trách nhiệm. Thiệt hại mà gia đình tôi phải gánh chịu vì giống cà quái dị của Cty Hai Mũi Tên Đỏ khoảng 60 triệu đồng”, bà Thuyết bức xúc.

Cần quản lý chặt

Sau khi vụ cà tím bị thất thu hoàn toàn, các hộ nông dân xã Nguyên Khê đã tìm mọi cách liên hệ với nhân viên bán hàng của Công ty Hai Mũi Tên Đỏ. Sau nhiều lần né tránh bất thành, nhân viên công ty mới chịu đến vườn cà của nông dân để kiểm tra. Tại đây, đại diện Công ty Hai Mũi Tên Đỏ thừa nhận lỗi là do giống cà, không phải do thời tiết hay kỹ thuật chăm sóc. Vì thế người dân yêu cầu phía công ty bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, đến thời điểm này, công ty này mới đền bù được 1 triệu đồng/sào, số tiền quá ít ỏi không thấm gì so với công sức và tiền vốn của các hộ nông dân.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Khắc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyên Khê, cho biết: Hiện xã chưa nhận bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc người dân trồng cà tím mà không tiêu thụ được. Cũng theo ông Tuấn, cánh đồng khoảng 50ha của thôn Sơn Du đã được thành phố quy hoạch, đầu tư là vùng sản xuất rau an toàn. Thế nhưng, việc người dân trồng cây gì thì xã không nắm được. Khoảng 95% giống cây do bà con mua ở các đại lý cung cấp giống.

Bà Nguyễn Thị Thoa, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết: Theo Pháp lệnh Giống cây trồng, mọi hành vi sản xuất, kinh doanh giống không có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh đều bị nghiêm cấm. Hiện lãnh đạo Sở NNPTNT Hà Nội đã nắm bắt được hai vụ việc trên và đang tích cực thanh tra, tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra cách thức xử lý theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích cho người nông dân.

Theo một chuyên gia của Bộ NN&PTNT: Hiện nay việc quản lý các giống cây trồng không chính thức đang bị thả nổi dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng để trục lợi. Trường hợp giống cà tím khác lạ ở Đông Anh, rất có thể hạt được lấy từ quả của đời F1 làm giống để bán cho bà con.

Bởi nguyên tắc F1 chỉ trồng được 1 vụ, nếu lấy hạt từ quả của đời F1 đã ra để trồng tiếp vụ nữa thì nó sẽ bị phân ly nhiều dạng. Tuy phải đợi cơ quan chuyên môn kiểm tra và kết luận cụ thể nhưng với hiện tượng như phản ánh, rất có thể đây là giống giả. Ngoài 4 cây trồng chính là lúa, ngô, lạc, đậu tương bắt buộc phải trồng khảo nghiệm quốc gia thì các loại giống cây khác hầu như đang bị thả nổi, không ai quản lý và chế tài xử phạt không rõ ràng. Do vậy, mới gây nên những vụ mùa trắng tay của nông dân. Để bảo vệ quyền lợi người dân, các cơ quan chức năng cần ngăn chặn hiện tượng gian dối trong cung ứng giống cây trồng và xử phạt nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm. Nếu xảy ra thiệt hại, đơn vị cung ứng giống phải đền bù thỏa đáng cho bà con.

Phước Long

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động