Triệt tiêu bạo lực học đường: Sao không đưa vào trường giáo dưỡng?
Vấn nạn bạo lực học đường: Giải pháp nào để chấm dứt? | |
Bài học không chỉ của ngành giáo dục Hưng Yên mà còn cho cả nước | |
Bộ GD&ĐT yêu cầu làm rõ vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên |
Vụ 5 học sinh nữ ở một Trường THCS tại huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên bạo hành một học sinh nữ cùng lớp rồi tự quay video gửi cho bạn bên nước ngoài làm trò cười là ví dụ điển hình. Chỉ cần xem video bị phát tán đã thấy sự “khủng khiếp” khó có thể hình dung. Tất nhiên, không chỉ vì một số vụ việc mà đánh đồng cho một nền giáo dục xuống cấp, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận sự thật.
Ảnh minh họa. (nguồn Congly.vn) |
Tại phiên họp Thường kỳ Chính phủ tháng 3/2019 liên quan đến vụ việc ở Hưng Yên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo phải xử lý nghiêm để nêu gương. Tuy nhiên, về xử lý vụ này được biết đến nay Bộ GD-ĐT và tỉnh Hưng Yên đã thống nhất xử lý bằng cách: Đề nghị cách chức Ban Giám hiệu nhà trường và cho các đối tượng gây ra nỗi đau cho bạn học cùng lớp nghỉ 1 tuần, mà người đứng đầu ngành GD-ĐT vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn nạn bạo lực học đường.
Vẫn biết, trên cương vị quản lý Nhà nước, Bộ trưởng và ngành GD-ĐT chỉ là cơ quan tham mưu cũng như quản lý nhà nước về lĩnh vực GD-ĐT theo quy định của pháp luật, nên có những quy định vượt quá thẩm quyền liên quan đến bạo lực học đường.
Dù thế nào chăng nữa, trên cương vị tham mưu, nhiều người dân vẫn băn khoăn tại sao “tư lệnh” ngành GD-ĐT và Lao động- Thương binh và Xã hội không tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội cách triệt tiêu bạo lực học đường bằng cách: Đối với vụ bạo lực học đường ở Hưng Yên và các vụ khác từ nay trở đi sẽ tiến hành đình chỉ học và cho những học sinh vi phạm đi học giáo dưỡng tại các trung tâm 1-2 năm; nếu cải tạo tốt thì cho về học lại, không tiếp tục giáo dưỡng.
Còn với nhà trường nếu để xảy ra tình trạng bạo lực học đường sẽ cách chức toàn bộ ban giám hiệu… Điều cần lưu ý, vì bạo lực học đường rơi vào các tuổi vị thành niên, thiếu niên nếu chưa có chế tài quy định thì liên bộ nói trên có thể kiến nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để tiến hành sửa hoặc bổ sung quy định trong các đạo luật liên quan.
Nếu có quyết liệt và xử lý nghiêm như vậy mới góp phần giảm vấn nạn bạo lực học đường. Còn vẫn xử lý theo kiểu cách chức ban giám hiệu, cho thôi học học sinh 1 vài tuần để nhắc nhở thì bạo lực học đường chẳng bao giờ hết!
Lê Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50