Triển lãm tư liệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn 1884-1945
Hai Hội chợ Xuân 2017 tại Hà Nội | |
Chiêm ngưỡng những bảo vật quốc gia “độc nhất vô nhị” của Việt Nam | |
“Dậu Dome” chào đón Tết con gà |
82 bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được UNESCO vinh danh là Di sản Tư liệu thế giới. |
Dưới thời Lý-Trần-Lê (thế kỷ XI-XVIII), Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội là trung tâm thờ tự, giáo dục và đào tạo quan lại, trí thức Nho học lớn nhất đất nước. Đến đầu triều Nguyễn (thế kỷ XIX), Văn Thánh Miếu và Quốc Tử Giám Huế được xây tại Phú Xuân, Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long bị thu hẹp dần, mất đi chức năng trường học và chỉ còn là Văn Miếu hàng tỉnh (trong các văn bản hành chính thời Pháp thuộc được gọi là Văn Miếu Hà Nội hay Chùa Quạ).
Ảnh tư liệu về tứ trụ và cổng chính Văn Miếu - Quốc Tử Giám. |
Trong giai đoạn 1884-1945, đặc biệt là thời kỳ trước năm 1990, Văn Miếu cũng như nhiều di tích lịch sử khác ở Hà Nội đã bị biến đổi công năng sử dụng: Lúc thì biến thành trại lính khố đỏ, lúc lại là trường lính kèn của quân đội viễn chinh Pháp, khi thành bệnh xá của thành phố, mặt bằng di tích bị chia cắt, chiếm dụng vào các mục đích dân sự…
Thông qua các hình ảnh, tư liệu tại triển lãm, người xem hiểu được trước sự phản đối của dân chúng, sĩ phu Hà Nội và các trí thức Pháp tiến bộ ở Hà Nội, người Pháp đã trả lại Văn Miếu Hà Nội cho việc thờ cúng và xếp hạng di tích: Năm 1905, được xếp hạng là “Công trình cần được bảo vệ của thành phố Hà Nội” và năm 1925 được xếp hạng là “Công trình lịch sử cần được bảo vệ của xứ Bắc Kỳ”.
Triển lãm cũng giới thiệu những công tác xếp hạng bảo vệ di tích (1905-1925) của Toàn quyền Đông Dương và giới thiệu địa giới Văn Miếu Hà Nội cũng như việc tu sửa Văn Miếu Hà Nội (1884-1945). Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt và 82 bia tiến sĩ tại đây được UNESCO vinh danh là Di sản Tư liệu thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51