Triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020
Việc chấm phúc khảo đã được thực hiện theo đúng quy trình | |
Không đánh đổi chất lượng để tuyển đủ chỉ tiêu | |
Không tăng mức thu học phí trong năm học mới 2019 -2020 |
Tập trung thực hiện tốt 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: Năm học 2018 - 2019 đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đây cũng là năm cả nước bứt phá thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Năm học này, toàn ngành Giáo dục tiếp tục triển khai đồng bộ 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản để thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về giáo dục và đào tạo. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, ngành Giáo dục cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nhiều vấn đề đã tồn tại từ lâu, dư luận bức xúc nhưng chưa được giải quyết triệt để.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp có hiệu quả của các ban, bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố, đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể các cô giáo, thầy giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên trong cả nước, năm học vừa qua ngành Giáo dục đã đạt được những kết quả tích cực.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. |
Để chuẩn bị cho Hội nghị này, trước đó, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị các Sở GD&ĐT và hội nghị các cơ sở giáo dục đại học để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 và dự kiến phương hướng nhiệm vụ năm học 2019 - 2020.
Tại các hội nghị trên, các ý kiến phát biểu thống nhất cao với dự thảo Báo cáo, xác định năm học mới 2019 - 2020 toàn ngành tiếp tục thực hiện theo lộ trình 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản đã đề ra, quyết tâm khắc phục và tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về GD&ĐT mà xã hội quan tâm, dư luận bức xúc. Trong đó tập trung thực hiện tốt 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau: Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; rà soát, sắp xếp các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học; giải quyết vấn đề thừa/thiếu giáo viên; chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý các trường mầm non, phổ thông; đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tăng năng suất lao động và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
Giải quyết những “nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục
Trong năm học 2018 - 2019, ngành GD&ĐT tiếp tục chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những “nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương, các cơ sở GDĐT thực hiện. Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp được nâng lên và chuẩn hóa.
Chất lượng giáo dục mầm non có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được quan tâm. Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn ở giáo dục phổ thông được nâng cao. Việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới được tích cực thực hiện; thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực.
Toàn cảnh Hội nghị. |
Công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh có bước chuyển biến. Chất lượng giáo dục đại học ngày càng được quan tâm, văn hóa chất lượng từng bước được hình thành trong từng cơ sở giáo dục đại học; một số trường đại học đã triển khai đào tạo hiệu quả nguồn nhân lực theo các chương trình tiên tiến được chuyển giao từ các nước phát triển; đẩy mạnh việc triển khai thực hiện hỗ trợ khởi nghiệp đối với sinh viên.
Khung năng lực giáo viên ngoại ngữ, bộ tiêu chí đánh giá các đơn vị tổ chức bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ, các hệ thống trực tuyến bồi dưỡng giáo viên về năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm đã được hoàn thành; số lượng giáo viên đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ của các cấp học được nâng lên.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và trong dạy học ngày càng được đẩy mạnh. Cơ sở dữ liệu của các cấp học đã được thống kê; dữ liệu về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được đưa vào sử dụng làm cơ sở cho cơ quan quản lý ra các quyết định về chính sách hiệu quả, khắc phục tối đa những bất cập hiện nay như thừa, thiếu giáo viên, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, chính sách cho nhà giáo. Việc cắt giảm các thủ tục hành chính được triển khai quyết liệt.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Bộ GD&ĐT cũng chỉ rõ một số hạn chế như: Công tác sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương vẫn còn bất cập; tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để, đặc biệt là giáo viên mầm non; công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật, đạo đức, lối sống; công tác phân luồng, giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông chưa hiệu quả; chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; kỹ năng và năng lực ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam còn thấp....
Để ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của các Sở GD&ĐT trong việc triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học 2018 - 2019, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ GD&ĐT xét và trình Bộ trưởng ký ban hành Quyết định tặng Cờ thi đua cho 7 Sở GD&ĐT; tặng Bằng khen Bộ trưởng cho 23 Sở GD&ĐT đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc,dẫn đầu phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. Cụ thể: 7 đơn vị được tặng cờ thi đua gồm các sở GD&ĐT: Nam Định, Điện Biên, Yên Bái, Khánh Hòa, Tây Ninh, Đồng Tháp, Cần Thơ. 23 đơn vị được tặng bằng khen của Bộ trưởng gồm các sở GD&ĐT: Lạng Sơn, Lai Châu, Bắc Giang, Tuyên Quang, Ninh Bình, Hà Nam, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Định, Đăk Nông, Kon Tum, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. |
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có những nhận định cụ thể về những kết quả mà ngành Giáo dục đã đạt được trong năm học vừa qua, cũng như vấn đề còn tồn tại, hạn chế. Một số giải pháp lớn được Thủ tướng nêu ra, trong đó có việc địa phương phải rà soát lại quy hoạch mạng lưới trường lớp, nhất là hệ thống các trường mầm non, phổ thông, tạo điều kiện cho con em và người dân. Địa phương phải bố trí đủ quỹ đất để xây dựng hệ thống trường học.
Cùng với đó, đẩy mạnh sắp xếp các trường sư phạm, tập trung vào các trường sư phạm trọng điểm; các trường khác có lộ trình làm vệ tinh trong bồi dưỡng giáo viên cho địa phương. Trường Sư phạm phải đào tạo ra nhà giáo dục, không phải là thợ dạy. Các cơ sở giáo dục Đại học phải rà soát, sắp xếp lại mạnh mẽ hơn để đảm bảo chất lượng và các điều kiện cho phát triển. Phải có lộ trình kiên quyết với các trường chất lượng thấp.
Về đội ngũ giáo viên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương phải rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên theo hướng khắc phục tình trạng thừa thiếu cục bộ hiện nay; có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đảm bảo tiêu chuẩn để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; tiếp tục rà soát tinh gọn hiệu quả đội ngũ phục vụ tại các trường học…
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh giải pháp tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện tự chủ đại học, trong đó có vấn đề hội đồng trường; nghiên cứu cơ chế thí điểm trường mầm non, phổ thông có điều kiện thực hiện tự chủ chi thường xuyên, trong đó lưu ý không phải vì tự chủ mà bị thị trường chi phối, bỏ qua các nguyên lý giáo dục mà Đảng, Nhà nước, Bác Hồ đã đưa ra; quan tâm đến giáo dục miền núi, phát huy vai trò của các hội khuyến học…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12