Triển khai chương trình ngăn ngừa bệnh tim mạch toàn cầu ở Việt Nam
Hàng năm có 12.000 trẻ mới sinh mắc chứng tim bẩm sinh | |
Hy vọng mới cho những bệnh nhân mắc căn bệnh suy tim |
Có khoảng hơn 500 bác sỹ tham dự chương trình để cập nhật và chia sẻ những kiến thức y khoa cùng với các chuyên gia đầu ngành tim mạch đến từ Hoa Kỳ và Việt Nam.
Hội thảo chuyên đề này là một trong những hoạt động thuộc chương trình giáo dục toàn cầu lớn nhất từ trước đến nay do Viện hàn lâm Tim mạch Hoa Kỳ tổ chức.
Khám bệnh cho người dân tại Bệnh viện tim Hà Nội. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN) |
Chương trình được triển khai trên toàn cầu và đã được thực hiện tại 10 quốc gia, bao gồm: Nga, Saudi Arabia, Ai Cập, Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Mexico, Argentina, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Mục tiêu của chương trình nhằm hỗ trợ các bác sỹ và hệ thống bệnh viện tiếp cận với những phương pháp chẩn đoán, điều trị cùng với các biện pháp để ngăn ngừa sự gia tăng của các bệnh lý tim mạch và trang bị kiến thức cần thiết cho bệnh nhân trong việc kiểm soát sức khỏe tim mạch.
Ông Bryson Childress thành viên của Viện hàn lâm Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, để tạo nên sự thay đổi xung quanh việc điều trị và phòng ngừa các bệnh tim mạch một cách hiệu quả, cần tiếp cận các bác sỹ lâm sàng tại nơi họ sinh sống và làm việc, qua nhiều hình thức khác nhau.
“Với chiến lược lâu dài chúng tôi cam kết cùng Hội Tim mạch học Việt Nam thực hiện chương trình theo cách có thể đạt được tác động tối đa và thúc đẩy sứ mệnh của Hội trong việc ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch và cải thiện chăm sóc bệnh nhân trên phạm vi toàn cầu," ông Bryson Childress nhấn mạnh.
Với vai trò đồng chủ tọa tại Hội nghị, giáo sư Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam chỉ rõ, các bệnh lý tim mạch tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa vì thế việc phòng ngừa bằng các hướng dự phòng tiên phát càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu thực hiện tốt việc này có thể giúp giảm đến 75% nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch sớm theo thông báo của WHO 2017.
Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong số các bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất thì Tim mạch đang dẫn đầu với tỷ lệ hơn 40% trên toàn cầu. Bên cạnh đó, chi phí cho chăm sóc, điều trị bệnh tim mạch cũng là gánh nặng đáng kể với hàng trăm tỷ USD mỗi năm.
Thống kê tại Việt Nam cho thấy cứ 4 người trên 25 tuổi có ít nhất 1 người bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… và những bệnh lý tim mạch này cũng đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu.
Theo Thùy Giang/ vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
Các bến xe tại TP.HCM lên kế hoạch phục vụ đi lại dịp Tết Ất Tỵ 2025
Giá xăng dầu hôm nay (27/11): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC
Hơn 400 tiểu sành, hài cốt được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước
Triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động
Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên
Tin khác
Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên
Y tế 27/11/2024 06:20
Gia tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong vì kháng thuốc
Y tế 26/11/2024 08:01
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 25/11/2024 14:23
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi
Y tế 25/11/2024 14:17
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39