Trẻ em viêm dạ dày, “thủ phạm” là vừa ăn vừa xem tivi
Đau bụng là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm | |
Người đau dạ dày nên ăn những thực phẩm sau |
Ngỡ ngàng trẻ mắc bệnh người già
Mới đây, Bệnh viện Nhi T.Ư tiếp nhận bệnh nhi mới 8 tuổi đã bị viêm dạ dày. Bệnh nhân là cháu Vương Thu H (Sóc Sơn, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau bụng liên tục, gầy yếu. Đã 8 tuổi, nhưng cháu thường xuyên bị nôn trớ.
Xét nghiệm cho thấy, cháu H bị viêm dạ dày khá nặng, gây ra các triệu chứng đau bụng, nôn trớ. Mẹ bệnh nhi khá ngạc nhiên vì “chỉ nghe” bệnh viêm đau dạ dày là bệnh của người lớn, vất vả, ăn uống không khoa học. Trong khi đó, chị nuôi dưỡng con rất cẩn thận, ngày 3 bữa, ăn thức ăn mềm, uống sữa.
“Tuy nhiên, cháu lười ăn từ nhỏ. Mỗi lần ăn đều mất hàng giờ nên tôi thường phải dỗ cháu ăn bằng cách mở chương trình ca nhạc, quảng cáo cho cháu xem. Lớn hơn một chút thì dỗ bằng điện thoại, ipad. Cháu mải nhìn tivi nên quên không nhè thức ăn ra”, mẹ bệnh nhi cho biết.
Ngày càng nhiều trẻ bị đau dạ dày, một phần nguyên nhân là do vừa ăn vừa em tivi (ảnh minh hoạ). Ảnh: T.L |
Trẻ bị đau dạ dày thường có các biểu hiện đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn, dưới xương ức), đau nhiều lần, kéo dài; nôn hoặc buồn nôn; chán ăn, chậm lớn, mệt mỏi, xanh xao do thiếu máu vì các vết loét dạ dày gây xuất huyết… Cần đưa con đi khám sớm để được điều trị nếu không việc viêm dạ dày kéo dài sẽ khiến trẻ sa sút sức khỏe”. PGS -TS Nguyễn Tiến Dũng |
Bác sĩ Nguyễn Thị Út – khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho biết, bệnh nhi M viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP).
Vi khuẩn HP được lây truyền qua đường ăn uống, phân miệng hoặc từ miệng qua miệng. Trẻ có thể bị lây nhiễm vi khuẩn từ người lớn trong gia đình như ông bà, bố mẹ, hoặc bạn bè… Việc ăn chung, uống chung, dùng chung dụng cụ ăn uống như thìa cốc, bát đũa là nguy cơ làm lây nhiễm vi khuẩn. Còn khi trẻ có các thói quen ăn uống không tốt như vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại hoặc vừa ăn vừa chạy rong khắp nơi, không tập trung vào bữa ăn sẽ làm giảm tiết dịch dạ dày, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ. Lúc đó, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh hơn.
Theo bác sĩ Út, nếu trước đây viêm dạ dày chỉ xảy ra với người lớn thì hiện nay ngày càng nhiều trẻ nhỏ bị viêm dạ dày, thậm chí có trẻ chỉ 5-6 tuổi. Thống kê tại Bệnh viện Nhi T.Ư cho thấy, mỗi tháng bệnh viện này tiếp nhận và điều trị cho khoảng 300 bệnh nhi bị các bệnh liên quan đến dạ dày. Trong đó, trẻ bị viêm dạ dày tiên phát chủ yếu do vi khuẩn HP, ngoài ra còn một số vi khuẩn khác như: Cytomegalo virus, Herpes, nấm Candida Albicans, trào ngược mật…
Đừng coi trẻ như “máy ăn”
Theo bác sĩ Lan, sai lầm phổ biến của cha mẹ hiện nay là dỗ con ăn bằng cách cho xem tivi, chơi điện tử bằng điện thoại, ipad. Cha mẹ coi con như cái “máy ăn”, nhồi được càng nhiều càng tốt mà không cần con phải nhai, phải cảm nhận thức ăn. “Khi trẻ lười nhai, mải mê xem tivi, chơi điện thoại sẽ không tập trung ăn uống, như vậy dịch vị cũng không tiết ra đủ nên ảnh hưởng đến tiêu hóa. Trẻ có thể vẫn ăn nhưng không tăng cân, thậm chí còn gây đau, viêm dạ dày, viêm ruột”, bác sĩ Lan cho biết.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng- nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cũng khẳng định, ca bệnh trẻ em bị viêm, đau dạ dày ngày càng gia tăng, thậm chí ở trẻ chỉ vài tuổi. Tuy nhiên, cha mẹ hầu như không nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề mà thường cho rằng việc nôn trớ là do trẻ còn nhỏ.
“Trẻ em nhập viện trong tình trạng đau bụng kéo dài, biếng ăn, gầy yếu, hay nôn trớ, trào ngược thức ăn. Gia đình thường nghĩ con bị viêm họng nên hay nôn trớ, lười ăn chứ hoàn toàn không nghĩ rằng con bị viêm dạ dày. Nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng viêm dạ dày khá nghiêm trọng”, TS Dũng cho biết.
Đáng lưu ý, có nhiều trẻ lớn hơn bị viêm dạ dày do học hành căng thẳng, thường xuyên bị cha mẹ ép nâng cao thành tích dẫn đến bị stress mà đau dạ dày.
Theo TS Dũng, cha mẹ cần tạo cho con thói quen ăn uống lành mạnh, tự ăn và tự cảm nhận về thức ăn chứ không nên nhồi nhét, ép ăn, bắt ăn nhanh bằng mọi cách. Trẻ no quá sẽ rất dễ nôn ói, dạ dày cũng không tiêu hóa kịp, dẫn đến làm việc quá sức gây viêm đau.
Bên cạnh đó, cần luyện cho trẻ thói quen tập trung ăn uống không tivi, không điện thoại, càng không “đi rong” trên đường rất mất vệ sinh, dễ nhiễm vi khuẩn. Cha mẹ cũng nên chú trọng học hành và vui chơi để giảm căng thẳng cho trẻ, không nên ép buộc trẻ học hành dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38