Trẻ bị tiêu chảy: Có nên sử dụng kháng sinh?
Nhiều người bị tiêu chảy do ‘giặc ruồi’ | |
Metro Thăng Long ( Hà Nội) bán mực ống nhiểm khuẩn tiêu chảy | |
Lotteria Hà Nội bán 2 mẫu nước giải khát chứa vi khuẩn gây tiêu chảy |
Theo PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tiêu chảy do nhiều nguyên nhân, có thể do vi rút hoặc vi khuẩn, là hai nguyên nhân thường gặp nhất.
Vào mùa hè nắng nóng, liên quan đến thức ăn bị ôi thiu, trẻ đi chơi xa, ở nhà một mình… các bà mẹ khó kiểm soát chế độ ăn, do vậy trẻ dễ bị nhiễm độc thức ăn gây tiêu chảy.
Khi trẻ bị tiêu chảy không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ (Ảnh minh họa) |
Nói về trường hợp trẻ bị tiêu chảy do sử dụng kháng sinh, PGS.TS Điển cho hay, cứ 5 trẻ dùng kháng sinh thì một cháu bị tiêu chảy. Tình trạng này xảy ra với bất kỳ loại kháng sinh nào. Tiêu chảy thường kéo dài 1-7 ngày, bắt đầu giữa ngày thứ 2 và ngày thứ 8 của đợt điều trị. Hiện tượng này cũng có thể xuất hiện ngay ngày đầu tiên và kéo dài vài tuần sau khi ngừng thuốc.
Tuy nhiên, theo lời khuyên của PGS.TS Trần Minh Điền, nếu tiêu chảy nhẹ và sức khỏe bé vẫn ổn định, hãy tiếp tục sử dụng kháng sinh và chăm sóc bé tại nhà; Đồng thời cung cấp đủ nước cho bé, nhưng tuyệt đối không cho uống nước quả hay các đồ uống có gas vì những thứ này có thể làm tiêu chảy trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, thực hiện chế độ ăn bình thường nhưng không cho con ăn các loại đậu hạt vì thực phẩm này có thể sinh nhiều hơi ở ruột. Cũng không nên cho trẻ dùng thực phẩm nhiều gia vị. Cho trẻ ăn chín, uống sôi, đi chơi xa phải có kế hoạch đồ ăn cho trẻ cẩn thận.
Nếu tiêu chảy khiến bé bị hăm quanh hậu môn hoặc vùng đóng bỉm, bạn cần vệ sinh nhẹ nhàng vùng này với nước sạch, lau khô rồi thoa lên đó một lớp vaselin, kem chứa kẽm (Zincofax, Penaten) hoặc các kem chống hăm khác. Nếu sử dụng probiotics phải có chỉ định của bác sĩ.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt không cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy như Imodium, trừ trường hợp được bác sĩ yêu cầu. Các thuốc này có thể khiến tình trạng viêm ruột nặng hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44