Trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học: Buông nhưng chế tài phải quản chặt
Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục | |
Chiến lược tổng thể phát triển giáo dục đại học Việt Nam |
Cân nhắc bài toán tăng học phí
Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 khẳng định quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, Luật đã có những điều chỉnh, bổ sung được đánh giá là khá hiện đại, tháo gỡ các nút thắt đối với giáo dục Việt Nam. Dù vậy, vẫn có khá nhiều vấn đề mà dư luận, đặc biệt là sinh viên quan tâm, trong đó có mức học phí của các trường sau tự chủ. Trước những băn khoăn này, theo PGS.TS Hoàng Minh Sơn (Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), Luật Giáo dục Đại học sửa đổi đã khẳng định rõ đối với các trường tự chủ thì việc quyết định học phí là quyền của các trường.
Khi Nhà nước không cấp chi thường xuyên nữa thì học phí cũng sẽ bù vào đó một phần, vì vậy, việc nâng học phí là không tránh khỏi. Tuy nhiên, tăng học phí phải có lộ trình và phù hợp với khả năng chi trả, tiếp cận của người học ở các vùng quê khác nhau. Quyết định mức học phí ra sao để vừa bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo nhưng cũng vừa bảo đảm hướng tiếp cận học đại học của người học là rất quan trọng.
Việc các trường đại học mở ra những ngành nghề đào tạo mới là xu hướng tất yếu để đáp ứng được yêu cầu thay đổi rất nhanh của thị trường. |
Cũng theo PGS.TS Hoàng Minh Sơn, hiện nay, học phí sinh viên đóng vào chưa phải là 100% chi phí đào tạo mà mới là một phần, một phần đầu tư vào cơ sở vật chất. “Chúng ta phải làm sao để sinh viên thấy rõ được rằng việc đóng góp của mình được đầu tư trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất đào tạo, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được sự đồng thuận của sinh viên và phụ huynh” - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết.
Cùng câu chuyện về học phí trường đại học tự chủ, PGS.TS Phạm Hồng Chương (Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) thông tin: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đại học đầu tiên thực hiện cơ chế tự chủ cho nên việc học phí bù đắp chi phí thường xuyên cũng như các chi phí khác là vấn đề tất yếu. Đến nay nhà trường thực hiện đúng tinh thần Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Mức học phí của trường công khai, minh bạch, được công bố cho toàn khóa, tăng không quá 10%/năm và thực tế hiện nay là khoảng 5%/năm. “Do vậy, các sinh viên khi vào trường đã biết rõ mình sẽ phải đóng học phí bao nhiêu cho suốt quá trình đào tạo, tránh để xảy ra bất ngờ hoặc không chuẩn bị trước với sinh viên” - PGS.TS Phạm Hồng Chương khẳng định.
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho rằng, với những đầu tư có sẵn của Nhà nước cho các trường công lập cùng mức học phí như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào đó, chúng ta sẽ không có những đột phá, khó tạo được những trường đẳng cấp quốc tế. Vì vậy, về lâu dài cần có những giải pháp căn bản đối với giáo dục đại học, đặc biệt là vấn đề tài chính.
Căn cứ kiểm soát lạm thu
Thời gian tới, để tận dụng tốt cơ chế tự chủ đại học, theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy, các nhà trường cần: Kiện toàn bộ máy quản lý, quản trị của trường, nâng cao năng lực quản trị thông qua các hoạt động, công tác vai trò giám sát của hội đồng trường; xây dựng chiến lược phát triển; hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị nội bộ, đặc biệt cần kết nối với Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tạo thành hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học; thực hiện công khai, minh bạch các thông tin cũng như trách nhiệm giải trình từ phía nhà trường; phát triển hệ thống quản trị chất lượng đào tạo bên trong, khuyến khích các trường đăng ký kiểm định tất cả các chương trình đào tạo, kiểm định cơ sở đào tạo... |
Có ý kiến lo ngại rằng, các trường đại học công lập khi thực hiện tự chủ tài chính bị giảm phần cấp kinh phí từ ngân sách Nhà nước sẽ khiến áp lực tài chính với các trường tăng, từ đó dẫn đến tình trạng một số trường thu vượt, thu sai quy định, lạm thu các khoản thu ngoài quy định. Để kiểm soát tình trạng này, theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo), mức thu học phí, thu dịch vụ tuyển sinh, các khoản thu dịch vụ khác đã được quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với các cơ sở thí điểm tự chủ thì thực hiện theo quyết định phê duyệt thí điểm tự chủ cho mỗi trường hiện nay. Khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi và sắp tới là Nghị định hướng dẫn luật có hiệu lực thì đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ thực hiện theo điều 65 của Bộ Luật này.
Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng những quy định của khoản 2 điều 32 của Luật này, đồng thời tự bảo đảm được kinh phí chi thường xuyên của mình thì được tự chủ xác định mức thu học phí. Tuy nhiên, việc xác định mức thu phải căn cứ vào định mức mức thu kinh tế kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Ngoài ra, các trường cũng phải thực hiện chế độ về quản lý tài chính về kế toán, kiểm toán, công khai minh bạch thông tin theo luật định. Đó là cơ sở để xã hội có thể giám sát.
Về mức trần học phí mà các trường được tự quyết, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy cho hay, các trường tự chủ được tự quyết học phí trước hết đã tuân theo đề án thí điểm tự chủ đại học được Chính phủ phê duyệt. "Trong thời gian tới, khi các trường tự xác định mức học phí, để hài hòa giữa nhà trường và sinh viên cũng như không gây sức ép quá lớn về tài chính cho các trường thì Nhà nước cần sớm ban hành quy định về định mức kinh tế kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí giáo dục đào tạo làm căn cứ để các trường ra được quyết định. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội có căn cứ để giám sát việc thực hiện của các trường về vấn đề này" - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học đề nghị.
Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy cũng cho biết, giáo dục đại học là để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của đất nước. Do đó, giáo dục đại học phải gắn chặt với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việc các trường đại học mở ra những ngành nghề đào tạo mới là xu hướng tất yếu để đáp ứng được yêu cầu thay đổi rất nhanh của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, sự ra đời thay đổi cơ cấu ngành nghề trong xã hội sẽ rất quyết liệt nhanh chóng.
"Các trường mở ngành mới mà không gắn với yêu cầu thị trường thì sẽ thực sự gặp vấn đề. Thứ nhất, không đáp ứng quy định pháp lý về vận hành. Thứ hai, thị trường sẽ có ngay phản ứng với quyết định đó của nhà trường, trước mắt là tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sẽ thấp. Từ đó, đặt ra sự tồn tại của nhà trường, của ngành nghề đó có phù hợp hay không?" - PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy cảnh báo.
Riêng đối với các ngành đặc thù, theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, bên cạnh chủ trương tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học thì Nhà nước vẫn luôn có sự kiểm soát hợp lý về chất lượng đào tạo, đầu ra của sinh viên. Cụ thế, tất cả các ngành liên quan đến sức khỏe, đào tạo giáo viên, an ninh, quốc phòng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo có những quy định riêng để bảo đảm chất lượng đào tạo của những ngành này. Đặc biệt trong Luật Giáo dục Đại học đã luật hóa những quy định áp dụng riêng, không áp dụng đại trà như các ngành khác. Chất lượng đầu ra của sinh viên phải bảo đảm được chuẩn mực nhất định. Nhà nước đứng trên góc độ quy định các chuẩn mực tối thiểu để đảm bảo đào tạo sinh viên ra trường của ngành đó đáp ứng được những chuẩn mực tối thiểu.
P.T
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40