Trao "lành lặn" cho trẻ em khuyết tật
Ra mắt bộ tài liệu dành cho người khuyết tật | |
Cậu bé khuyết tay, chân vẫn mê chơi bóng | |
Nhiều thách thức đối với người khuyết tật khi tìm việc làm | |
Thêm ưu đãi cho nhà giáo dạy người khuyết tật |
Được thành lập từ năm 1996, Trung tâm hoạt động với chức năng là một tổ chức khám chữa bệnh Đông y từ thiện cho trẻ em tàn tật. Hàng năm, Trung tâm có 2 đợt điều trị cho các cháu mỗi đợt từ 2-3 tháng. Mới đầu thành lập, trung tâm là hy vọng của các gia đình trong tỉnh đến điều trị, “tiếng lành đồn xa”, giờ đây, trung tâm còn là niềm tin cho những trường hợp kém may mắn ở các địa phương lân cận: Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình…
Các em bé đang được châm cứu điều trị. (Ảnh Hồng Hải) |
Quá trình điều trị cho các em tại trung tâm bao gồm: Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, chạy máy điện xung. Qua thời gian điều trị, có cháu từ không biết đi chỉ sau vài tháng điều trị đã chập chững những bước đầu tiên, có cháu không nghe, không nói được cũng dần ê a được vài từ đơn giản…
Kết quả đó phải kể đến tâm sức của những người thầy thuốc tại đây, bác sĩ Nguyễn Huy Quảng đã dành hơn 20 năm gắn bó với công việc chăm sóc và chữa trị cho hàng nghìn trẻ kém may mắn bằng cả tình thương và trách nhiệm. Có những lúc kim châm vào cơ thể khiến lũ trẻ bật khóc, anh lại dỗ dành: “Cố lên con, sắp xong rồi!”. Người thầy thuốc nhỏ bé với cái dáng hao hao gầy cứ lặng lẽ công việc của mình hết ngày này qua ngày khác và là điểm tựa đặt trọn niềm tin của nhiều gia đình.
Bé Ngọc (1 trong 45 bé trong đợt điều trị) đang được các bác sĩ xoa bóp bấm huyệt. (Ảnh Hồng Hải) |
Bé Ngọc (3 tuổi) với đôi mắt sáng, to tròn nhưng cơ thể không cân xứng khiến em chỉ có thể nằm một chỗ. Mẹ của em cay cay khóe mắt nói: “Cháu tới trung tâm được một năm rồi, trước khi đến cháu không cử động được tay chân, bàn tay luôn co quắp và không biết nuốt nên mỗi lần cho ăn phải đánh vào mông cho cháu khóc gào mở miệng và để thức ăn tự trôi tuột vào họng. Nhìn con đau, con khóc, chị xót lắm nhưng không còn cách nào khác để giữ mạng sống cho con”.
Ngày ngày, các bác sĩ, bệnh nhân cùng nhau điều trị, có tiếng khóc, tiếng nói cười, tiếng bi bô. Nhưng hơn hết, nơi đây còn có hy vọng, hy vọng mang về tiếng nói, tiếng cười, mang về thân thể khỏe mạnh cho các em nhỏ. Những hy vọng mong manh của thế hệ các bác sĩ, của người làm cha, làm mẹ, của những đứa trẻ hồn nhiên làm ý nghĩa thêm cuộc sống này. Với các bác sĩ nơi đây, hơn bao giờ hết, họ luôn mong đợi sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm để có điều kiện chữa trị tốt nhất cho các em nhỏ.
Hồng Hải
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46