Tớ nói đâu sai!
Bất khả thi | |
Nhất trí 100% |
- Thì có là “búp trên cành” mới được ưu tiên thế chứ.
- Chú này lạ, ai lại đi ghen tị với trẻ em bao giờ.
- Ghen tị đâu bác, em nói trẻ được ưu tiên là ngoài cái têt cổ truyền còn có thêm tết Thiếu nhi (1-6) và tết Trung thu nữa.
- Nếu chú nói vậy thì tớ thấy vẫn chưa chuẩn.
- Rõ là thế, sao lại chưa chuẩn hả bác?
- Cái thời của tớ và chú thì thế thật, nhưng bây giờ cái Trung thu đâu phải chỉ dành cho trẻ em.
- Bác rạch ròi thế thì em chịu. Trẻ em vui thì tất nhiên người lớn cũng vui, niềm vui chung mà.
- Tớ thấy giờ tết Trung thu của trẻ em bị biến tướng nhiều lắm. Nói đến đến trung thu là phải nói đến đôi bánh nướng – dẻo, mà giờ nhiều bánh Trung thu đâu phải để dành cho trẻ em.
-Chẳng qua bây giờ trẻ em có đời sống vật chất đầy đủ hơn cái thời em với bác nên không ham mấy cái bánh đó thôi, chứ đâu phải mình không dành cho chúng.
-Chú nói vậy càng sai. Con cháu tớ và chú có thể đã thờ ơ với cái bánh nướng, bánh dẻo chứ còn nhiều, nhiều lắm trẻ em các vùng miền mơ ước có bánh để phá cỗ chả được.
-Đó là một hiện tượng xã hội, đâu phải chỉ là chuyện Trung thu. Khoảng cách giàu nghèo thời nào chả có.
-Thế nên tớ rất cảm động khi biết tin tổ chức này, cá nhân kia nhân dịp Trung thu có những hoạt động thiện nguyện tổ chức những đêm “phá cỗ ngắm trăng” cho trẻ em còn khó khăn. Nhưng chuyện tớ muốn nói không phải chuyện khoảng cách giàu nghèo.
-Bác giỏi thật. Chuyện Trung thu em nghĩ chắc chỉ có thế, vậy mà bác lại còn chuyện nữa để nói.
-Đấy vẫn cái chuyện bây giờ nhiều bánh Trung thu không phải dành cho trẻ em, mà dành cho nhiều mục đích khác.
-Mục đích gì thì cũng dành để góp vào mâm cỗ Trung thu mà bên mâm cỗ Trung thu thì chỉ trẻ em là thích nhất.
-Tớ biết có nhiều hộp bánh trung thu trị giá trên chục triệu đồng. Những hộp bánh đó không dành cho con trẻ, bởi nó còn đính kèm theo chai Ballantine's 30, thứ đồ uống chỉ dành cho những người lớn có quyền và tiền.
-Ý bác là những hộp bánh hàng chục triệu đồng ấy cũng không bao giờ xuất hiện trên mâm cỗ trung thu dưới sân trăng của những đứa trẻ.
-Đúng vậy, thay vào những chiếc bánh trung thu ngọt ngào, bình dị trong mỗi mùa trăng của con trẻ là những hộp bánh đắt tiền. Những hộp bánh ấy đã trở thành phương tiện cho những toan tính của người lớn.
-Nghĩa là nó trở thành món quà để mưu cầu lợi ích, bày tỏ lòng thành đối với nhau.
-Đúng thế. Cho nên những hộp bánh truyền thống đâu còn giá trị nữa, mỗi mùa trung thu, các nhà hàng, khách sạn lại đua nhau tạo ra những loại bánh đắt tiền, rất đắt tiền để phụ họa cho “trào lưu lấy lòng nhau của người lớn”.
-Cứ như bác phân tích thì Trung thu dành cho người lớn thật.
-Tớ nói đâu sai!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29