Di sản Hoàng thành Thăng Long:

Tổ chức sự kiện không làm ảnh hưởng tới cảnh quan

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Công trình kiến trức đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Thời gian vừa qua, Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa quan trọng của Thủ đô và đất nước. Tuy nhiên, để việc tổ chức sự kiện không ảnh hưởng tới cảnh quan chung của Khu di sản, mới đây, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quy chế tạm thời quản lý, tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
to chuc su kien khong lam anh huong toi canh quan Di sản Hoàng thành Thăng Long: Băn khoăn bảo tồn và khai thác

Khu vực Hoàng Thành Thăng Long là một địa điểm khảo cổ quan trọng. Bên cạnh đó, Hoàng Thành Thăng Long từ lâu đã trở thành điểm đến của người dân Hà Nội trong nhiều sự kiện văn hóa trọng đại và là điểm giao lưu văn hóa của Hà Nội đối với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, để việc tổ chức sự kiện không được ảnh hưởng tới cảnh quan chung của Khu di sản, mới đây, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND ngày 25/5/2018 về việc ban hành Quy chế tạm thời quản lý, tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

to chuc su kien khong lam anh huong toi canh quan
Tổ chức sự kiện tại Hoàng thành Thăng Long không được ảnh hưởng đến cảnh quan chung của di sản.

Theo đó, mục đích tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội nhằm góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; quảng bá, tuyên truyền, phát huy giá trị nổi bật toàn cầu Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội tới bạn bè trong nước và quốc tế; tăng cường giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong cả nước và giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

Theo Quy chế thì các sự kiện, lễ hội, hoạt động được tổ chức tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội bao gồm: Lễ hội dân gian truyền thống, Lễ hội lịch sử văn hóa; các sự kiện, hoạt động văn hóa, chính trị của quốc gia và thành phố; các sự kiện, hoạt động văn hóa của các cơ quan, tố chức trong và ngoài nước. Trong đó, ưu tiên tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động văn hóa, chính trị quan trọng của quốc gia, của thành phố Hà Nội; các sự kiện, lễ hội, hoạt động nghiên cứu thể nghiệm văn hóa phi vật thể về Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, nhằm góp phần quảng bá giá trị nổi bật toàn cầu của Khu di sản đối với bạn bè trong nước và quốc tế.

Khu vực Hoàng Thành Thăng Long là một địa điểm khảo cổ quan trọng. Bên cạnh đó, Hoàng Thành Thăng Long từ lâu đã trở thành điểm đến của người dân Hà Nội trong nhiều sự kiện văn hóa trọng đại và là điểm giao lưu văn hóa của Hà Nội đối với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, để việc tổ chức sự kiện không được ảnh hưởng tới cảnh quan chung của Khu di sản, mới đây, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND ngày 25/5/2018 về việc ban hành Quy chế tạm thời quản lý, tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

Theo đó, mục đích tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội nhằm góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; quảng bá, tuyên truyền, phát huy giá trị nổi bật toàn cầu Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội tới bạn bè trong nước và quốc tế; tăng cường giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong cả nước và giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

Các sự kiện, lễ hội, hoạt động không được tổ chức tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội gồm: Các sự kiện, lễ hội, hoạt động vi phạm các quy định cấm tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Các sự kiện, hoạt động thuần túy thương mại. Các sự kiện, lễ hội, hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng tới giá trị Khu di sản, vi phạm quy định pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Theo quy chế, các khu vực được phép tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động trong Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội gồm: Khu vực sân Điện Kính Thiên, khu vực sân Đoan Môn, khu vực nhà 19C Hoàng Diệu, khu vực 18 Hoàng Diệu và một số địa điểm trong khuôn viên Khu di sản phù hợp với việc tổ chức. Tùy theo tính chất và quy mô, sự kiện, lễ hội, hoạt động tổ chức tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được bố trí địa điểm phù hợp. Riêng khu vực Điện Kính Thiên chỉ tổ chức các sự kiện, lễ hội, hoạt động chính trị, văn hóa của quốc gia và các sự kiện, lễ hội lịch sử, văn hóa gắn với di sản Hoàng thành Thăng Long.

Những sự kiện, lễ hội, hoạt động gồm: Sự kiện, lễ hội, hoạt động được tổ chức định kỳ, thường xuyên; các sự kiện, hoạt động văn hóa, chính trị quan trọng của quốc gia và thành phố Hà Nội; các sự kiện, lễ hội, hoạt động nghiên cứu thể nghiệm văn hóa phi vật thể về Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, nhằm góp phần quảng bá giá trị nổi bật toàn cầu của Khu di sản đối với bạn bè trong nước và quốc tế khi tổ chức không phải xin phép nhưng phải báo cáo UBND thành phố Hà Nội bằng văn bản trước thời gian thực hiện 7 ngày làm việc.

UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu việc tổ chức sự kiện theo đúng nội dung được cấp phép; các sự kiện, lễ hội, hoạt động phải được tổ chức trang trọng, thực hiện nếp sống văn minh theo truyền thống phù hợp không gian cảnh quan khu di sản; người biểu diễn mặc trang phục hoặc hóa trang phù hợp với thuần phong mỹ tục và cảnh quan khu di sản; việc tuyên truyền về sự kiện, lễ hội bằng hệ thống bảng biển hướng dẫn khác phải thực hiện theo quy định của pháp luật; thời gian tổ chức không quá 23h00; việc tổ chức không làm thay đổi các yếu tố gốc cấu thành các di tích, cảnh quan chung của Khu di sản.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

(LĐTĐ) Ba tháng cuối năm luôn là mùa cao điểm cưới hỏi. Người người nhà nhà nhộn nhịp chuẩn bị lễ cưới, cỗ cưới, ảnh cưới, mừng cưới,... Trong những sự tất bật và không khí náo nức của những đám cưới, chúng ta nhận ra nhiều thứ đã thay đổi trong vòng chuyển động bất tận của xã hội này, và đám cưới cũng thế.
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức sáng 18/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã nhấn mạnh những thành tựu, kết quả tích cực của lĩnh vực VHTTDL Thủ đô đã đạt được trong năm qua.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

(LĐTĐ) Múa rối nước - loại hình nghệ thuật độc đáo của văn hóa Việt Nam, đã tồn tại suốt hàng nghìn năm nay và gắn liền với nền văn minh lúa nước. Trong nhịp sống hiện đại, những nghệ nhân vẫn ngày đêm thổi hồn vào con rối, mang đến niềm vui cho người xem và giữ sức sống cho một nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức đã giới thiệu tới công chúng những dấu mốc lịch sử của lực lượng quân đội qua 80 năm, đặc biệt, tôn vinh 9 vị tướng tiêu biểu từng bị thực dân Pháp giam cầm tại các nhà tù. Sau khi thoát khỏi "ngục tù", trải qua rèn luyện và chiến đấu gian khổ, họ đã trở thành những nhà lãnh đạo quân sự tài ba, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động