Tìm đường xuất khẩu văn học Việt

Gây ấn tượng về quốc gia tôn vinh thi ca thôi chưa đủ, cần lắm những nhân tài để văn chương Việt có thể thực sự “xuất khẩu” ra thế giới.

Chương trình lễ hội Ngày thơ Việt Nam 2015 được tổ chức cùng lúc với Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài (lần thứ 3) và Liên hoan Thơ châu Á - Thái Bình Dương (lần thứ 2), diễn ra từ ngày 2 đến 7-3, tại Hà Nội, Quảng Ninh và Bắc Ninh, song song với rất nhiều hoạt động Ngày thơ Việt Nam ở Hà Tĩnh, Huế, TP HCM cùng rất nhiều địa phương trên cả nước.

 

Chống “nhập siêu” nghệ thuật

 

Những hoạt động “đối ngoại” văn học này lần nào cũng thu hút từ 150-200 đại biểu quốc tế từ khoảng 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sau 13 năm liên tiếp duy trì hoạt động Ngày thơ Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt công chúng tham dự, trong mắt bạn bè quốc tế, Việt Nam đã trở thành quốc gia tôn vinh thi ca đáng nể. Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới lần thứ nhất (năm 2010) có 30 quốc gia tham dự; Liên hoan Thơ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ nhất (năm 2012) có 29 quốc gia tham dự; năm nay, con số tăng lên ấn tượng với 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 

Để tổ chức được các hoạt động này thực sự không dễ bởi kinh phí quá lớn và quản lý cũng gặp nhiều khó khăn. Sau mỗi kỳ hoạt động, văn học Việt lại tô đậm hơn ấn tượng chung thân thiện và tốt đẹp trong mối quan hệ giao lưu với các nền văn học khác trên thế giới.

 

Không chỉ là cơ hội giao lưu, lý do của các hoạt động đối ngoại văn học này, như nhà thơ Hữu Thỉnh (Chủ tịch Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam) khẳng định là vì chúng ta đã “nhập siêu” quá nhiều văn học nghệ thuật cho nên rất cần những cơ hội để đưa văn học Việt đi ra với thế giới.

 

Cũng với tinh thần đó, ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo trung ương, khẳng định tại Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới lần thứ 3 (khai mạc sáng 2-3, tại Hà Nội): “Thông qua văn học, chúng tôi hiểu được nền văn hóa của các bạn, lưu giữ và chuyển hóa nó, làm phong phú thêm nền văn hóa và văn học của đất nước chúng tôi. Nói theo ngôn ngữ kinh tế, chúng tôi đã nhập siêu văn học của các quốc gia trên thế giới. Còn xuất đi thì rất hạn chế, thiếu chủ động và thiếu chọn lọc. Chúng tôi quan niệm rằng một nền văn hóa dân tộc chỉ có thể hoàn thiện trong quá trình tiếp biến với các nền văn hóa khác. Con đường ngắn nhất, bền vững nhất là con đường từ trái tim đến với trái tim”.

 

Những nỗ lực lẻ loi

 

Sau mỗi kỳ hội nghị, có những huy chương vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam được trao tặng cho các dịch giả Mỹ, Ấn Độ, Romania... và số tác phẩm của các nhà văn Việt được dịch ra thế giới ngày càng nhiều, từ các tác phẩm của những tên tuổi lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh... cho đến những nhà văn, nhà thơ đương đại như: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần... được giới thiệu tại Mỹ, Pháp, Nga, Thụy Điển, Canada, Romania, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc...

 

Một trong những gương mặt trẻ luôn nỗ lực hoạt động thi ca là Vi Thùy Linh đã được mời sang Pháp, Bỉ, Cộng hòa Czech (năm 2011) trong một hoạt động trình diễn thơ dài ngày. Những nhân tố tích cực như nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai, sau khi thể hiện nỗ lực cống hiến, được Hội Nhà văn trao tặng bằng khen tại Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới lần thứ nhất, sau đó đã được mời sang tham dự Liên hoan Thơ quốc tế tổ chức ở Hồng Kông vào năm 2012. Mới đây nhất, chị đã có tập thơ Bí mật của Hoa Sen vừa xuất bản tháng 9-2014 tại Mỹ, được chính tác giả và nhà thơ Mỹ Bruce Weigl dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Nhân dịp ấn hành tập thơ, Quế Mai được mời đến Mỹ để giới thiệu các tác phẩm của mình với công chúng. Và dịp tháng 2 vừa rồi, chị đã tới một số tiểu bang của Mỹ để đọc thơ và nói chuyện tại các hội thảo về kỹ năng sáng tác tại các trường đại học và các trung tâm văn học.

 

Để hướng tới mục đích “xuất khẩu” văn học Việt, cần lắm những nhân tài tỏa sáng, phản ánh được tâm thế dân tộc hiện tại, điều không dễ đối với nền văn học bị mệnh danh là “văn học chiến tranh” như Việt Nam mà cho đến nay, sau 40 năm hòa bình, vẫn thực sự rất ít văn tài nổi lên với các đề tài khác.

 

Một vấn đề quan trọng khác nữa của “xuất khẩu” văn học là dịch thuật. Hiện tại, ngay cả những tên tuổi lớn trong làng dịch thuật Việt cũng thường xuyên bị “tố” lỗi dịch thuật mà đấy mới là dịch xuôi (từ các thứ tiếng khác sang tiếng Việt), quá trình dịch ngược khó khăn hơn rất nhiều lần, dịch giả không chỉ phải giỏi ngôn ngữ mà còn phải có kinh nghiệm thực tế cuộc sống ở nơi sử dụng thứ tiếng đó thì mới thực sự có thể chuyển ngữ thành công.

 

Đóng góp to lớn

 Khách mời quan trọng của chương trình Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới lần thứ 3 gồm: nhà văn M. Salmawy (Tổng Thư ký Hội Nhà văn Á - Phi, Chủ tịch Hội Nhà văn Ai Cập), nhà thơ kiêm dịch giả Kevin Bowen (nguyên Giám đốc Trung tâm William Joiner - ĐH Massachusetts của Mỹ), nhà văn Rati Saxena (Giám đốc Liên hoan Thơ Kritya của Ấn Độ), nhà văn Andrzej Grabowski (ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Ba Lan)...

 

GS Chúc Ngưỡng Tu, người lấy việc dịch văn học Việt Nam làm “nguồn vui sống” trong hơn 20 năm nay và đã dịch hầu hết thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Trung, phát biểu: “Văn học Việt Nam suốt cả chiều dài lịch sử có chủ đề yêu nước thương dân, đấu tranh chống áp bức bất công, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Văn học Việt Nam không những góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân mà còn đóng góp quan trọng cho văn học thế giới và văn học tiến bộ loài người”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Theo Hòa Bình/ Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động