Tiền lương phải thực sự đáp ứng cuộc sống

Mục tiêu cải cách chính sách tiền lương lần này là tiền lương phải là thu nhập chính, bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ; thu hẹp khoảng cách tiền lương giữa khu vực công với khu vực thị trường để có thể thu hút nhân lực chất lượng cao vào làm việc ở khu vực nhà nước.
de luong thuc su dap ung cuoc song Tiền lương sẽ được trả theo hiệu quả công việc
de luong thuc su dap ung cuoc song Đề xuất chính sách tiền lương mới

Cải cách là tất yếu

Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đang diễn ra tại Hà Nội, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận cho ý kiến về đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp; cải cách chính sách bảo hiểm xã hội... Đây là những vấn đề được nhiều người lao động quan tâm.

de luong thuc su dap ung cuoc song
Trong khu vực hành chính sự nghiệp, lương sẽ được tính theo chức vụ, vị trí việc làm

Ở nước ta, chính sách tiền lương đã trải qua 4 lần cải cách vào các năm 1960, 1985, 1993 và 2003. Thông tin về sự cần thiết phải cải cách chính sách tiền lương thời điểm này, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp khẳng định: Qua 4 lần cải cách, tiền lương khu vực công từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao đời sống của người hưởng lương.

Tiền lương khu vực doanh nghiệp từng bước thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mức lương tối thiểu được luật hóa, hình thành trên cơ sở thương lượng tại Hội đồng Tiền lương quốc gia với thành phần cân bằng giữa ba bên: Đại diện của người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước, phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.

“Việc cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội cần quyết tâm chính trị rất cao và sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và xã hội. Việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương cần được thực hiện đồng bộ với quá trình đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị, tổ chức cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, xác định khung năng lực theo từng vị trí việc làm, tinh giản biên chế…”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.

Tuy nhiên, cũng theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống thang, bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức vụ, chức danh. Tiền lương chưa phải là thu nhập chính của cán bộ, công chức, còn mang tính bình quân, cào bằng, chưa tạo động lực để nâng cao hiệu quả làm việc; chưa có cơ chế tiền thưởng để khuyến khích sáng kiến, sáng tạo, đổi mới phong cách làm việc, nâng cao đạo đức công vụ và chất lượng, hiệu quả công tác...

Đối với khu vực doanh nghiệp, tiền lương của người lao động chưa thực sự gắn với năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh; chưa phát huy được vai trò, tác dụng của cơ chế thương lượng, định đoạt tiền lương giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Bởi vậy, theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, mục tiêu của cải cách chính sách tiền lương lần này là phải làm cho được tiền lương là thu nhập chính, bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình người lao động, thu hẹp khoảng cách tiền lương giữa khu vực công với khu vực thị trường để có thể thu hút nhân lực chất lượng cao vào làm việc ở khu vực nhà nước.

Trả lương theo vị trí và hiệu quả việc làm

Chia sẻ về những điểm mới trong cải cách chính sách tiền lương, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: Điểm mới theo đề án về cải cách tiền lương đó là tiền lương cơ bản trả cho người lao động sẽ chiếm khoảng 70% tổng mức thu nhập của người lao động. Còn tiền phụ cấp các loại (như tiền phụ cấp thu hút, thâm niên, ngành nghề… chiếm 30% còn lại. Với cách tính lương như thế, người lao động có thể thấy tiền lương đích thực là tiền lương. Và tiền lương này được trả theo số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc.

Riêng đối với khu vực hành chính sự nghiệp, ông Bùi Sỹ Lợi cho biết, sẽ có 2 bảng lương. Một bảng lương sẽ được tính theo chức vụ, vị trí việc làm, nghĩa là làm chức vụ nào hưởng theo lương chức vụ đó. Chứ không phải trả lương theo thâm niên, kiểu “sống lâu lên lão làng” như hiện nay.

Tuy nhiên, nếu người lao động cứ tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa sẽ được tăng thêm 10% phụ cấp. Còn bảng lương của chuyên môn nghiệp vụ thì chỉ có 1 bảng lương, tức là vẫn phải nâng lương thường xuyên 3 năm một bậc đối với bậc đại học trở lên. Đề án cải cách lần này cho phép người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt.

Phân tích thêm về điểm mới trong sửa đổi tiền lương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: Cái hay lần này là trong tổng quỹ tiền lương dành cho khu vực hành chính ngoài 70% là lương phần cứng, 30% là các khoản phụ cấp có tính chất lương thì còn tối đa 10% tính trên quỹ tiền lương được trích ra để làm quỹ tiền thưởng cho người lao động. Như vậy, người lao động nào có năng suất, hiệu quả làm việc, có cống hiến sẽ được thưởng trong quỹ thưởng đó. Bên cạnh đó, người lao động vẫn được nhận các danh hiệu thi đua, được cất nhắc, đề bạt, bổ nhiệm…

Tạm biệt phụ cấp chức vụ?

Thông tin thêm về lương đối với khu vực hành chính, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết: Nhà nước sẽ bãi bỏ hệ thống gồm 7 bảng lương với các hệ số hiện nay, thay bằng 5 bảng lương mới, được thiết kế theo vị trí việc làm, chức vụ, chức danh. Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ trung ương tới cơ sở.

Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp, áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo. Riêng lực lượng vũ trang sẽ có 3 bảng lương, bao gồm bảng lương dành cho sĩ quan, hạ sĩ quan; bảng lương dành cho quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và bảng lương dành cho công nhân quốc phòng, công an.

Cũng theo ông Diệp, đối với khu vực doanh nghiệp, lương tối thiểu vùng được đề xuất điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp và mức sống của người lao động.

Bên cạnh mức lương tối thiểu tháng, đề án quy định mức lương tối thiểu giờ, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2020, mức lương tối thiểu bảo đảm được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Nhà nước giảm dần sự can thiệp, tiến tới các doanh nghiệp tự quyết định chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận với người lao động.

“Việc cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội cần quyết tâm chính trị rất cao và sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và xã hội. Việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương cần được thực hiện đồng bộ với quá trình đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, các cơ quan, đơn vị, tổ chức cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, xác định khung năng lực theo từng vị trí việc làm, tinh giản biên chế…”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

(LĐTĐ) Nếu ví lưới điện là một bản nhạc thì người điều độ viên được coi là những “nhạc trưởng”, đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy dàn nhạc giao hưởng của lưới điện của Thành phố. Vì thế, Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện thành phố Hà Nội, ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển hệ thống điện thành phố Hà Nội hoạt động liên tục và ổn định, còn là nơi theo dõi tình trạng vận hành của các trạm biến áp, đường dây truyền tải và phân phối điện.
LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

(LĐTĐ) Đại diện tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh, bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa đến Bệnh viện Chợ Rẫy để thăm hỏi, động viên các công nhân bị bỏng trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ xảy ra tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

(LĐTĐ) Từ những ngày đầu tháng 7 năm 2024, nhiều người dân Thủ đô đã được nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng. Có thể với một số người còn bỡ ngỡ, song nhìn chung theo ghi nhận đa số người hưởng lương hưu đều tỏ ra hài lòng.
Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Hà Nội thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành đến sinh sống và làm việc. Từ đó kéo theo nhu cầu nhà trọ ngày càng lớn, nhất là tại các cụm, khu công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nhà trọ vẫn là nỗi ám ảnh không chỉ của người lao động mà còn là áp lực lớn của đô thị.
Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, giảm năm đóng là chính sách khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng mức hưởng lương hưu không đủ sống, cần có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước, bằng một chính sách về lương hưu tối thiểu đối với những người có mức hưởng thấp.
Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng cùng với sở, ban, ngành khác của Thành phố phải xử lý công việc với tinh thần nhanh nhất, quyết liệt để có quỹ nhà cung ứng cho công nhân lao động (CNLĐ).
Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

(LĐTĐ) Một ngày mùa hè, sáng sớm canh 3, chúng tôi tìm đến những bến tàu, cảng cá nằm giữa lòng phố biển Nha Trang. Từ xa đã nghe tiếng kêu í ới ra bến của những người phụ nữ vùng biển. Họ ra bến để bắt đầu cuộc mưu sinh.
Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

(LĐTĐ) Triển khai Tháng Công nhân với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”, Công đoàn Nghệ An đã tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, sôi nổi, ý nghĩa, lan tỏa sâu rộng, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong công nhân, lao động.
An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, đặc biệt là từ đầu tháng 5 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Điều này cho thấy quy trình đảm bảo an toàn lao động vẫn còn nhiều lỗ hổng và đảm bảo an toàn lao động tiếp tục là vấn đề bức thiết, cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa.
Xem thêm
Phiên bản di động