Thuốc nội loay hoay tìm chỗ đứng
Nhiều bệnh đặc trị không có thuốc nội
Bà Đỗ Thị Thảo (65 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, cách đây một tháng bà đi khám BHYT tại bệnh viện gần nhà. Các bác sĩ kết luận bà bị viêm kết mạc và kê đơn thuốc với 2 loại thuốc kháng sinh uống và nhỏ cùng với một vài loại thuốc bổ mắt, tất cả đều là thuốc nội. Bà đã tuân thủ theo lời dặn dò của bác sĩ, thế nhưng uống hết đợt thuốc mà vẫn không khỏi. Mắt bà vẫn chảy nước, dử mắt lèm nhèm, nhìn mọi vật xung quanh nhòe đi. Quá sốt ruột, các con đưa bà đến khám chữa tại bệnh viện tuyến cuối chuyên khoa mắt, các bác sĩ vẫn kết luận bà bị viêm kết mạc. Sau khi nghe bà trình bày tiền sử bệnh, bác sĩ đã kê đơn thuốc khác, toàn thuốc ngoại. Chỉ sau 1 tuần dùng thuốc, mắt bà đã khỏi hoàn toàn, không còn tình trạng toét nhèm như trước nữa.
Tương tự, chị Mai Hương (Bạch Mai, Hà Nội) vừa đưa con nhập viện Bạch Mai do bị viêm não. Chị Hương kể, ngày nào con chị cũng phải tiêm 4- 5 loại thuốc. Trong đó kháng sinh đa phần là thuốc ngoại, còn thuốc nội tập trung vào các loại bổ trợ như dịch truyền hay thuốc bổ… “Trước mỗi loại thuốc tiêm cho con, các bác sĩ cũng cho tôi lựa chọn giữa thuốc nội và thuốc ngoại nhưng có những loại đặc trị thì không có sự lựa chọn nào ngoài thuốc nhập ngoại, vì thế nên cho dù có muốn tiết giảm chi phí cũng không được”, chị Hương nói.
Thừa nhận thực tế này, ông Nguyễn Quốc Hưng, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, là bệnh viện chuyên khoa da liễu đầu ngành của thành phố, hưởng ứng chủ trương “Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt”, nên tỷ lệ thuốc nội được sử dụng trong bệnh viện chiếm xấp xỉ 40%, trong đó, có 11 loại thuốc được bào chế tại bệnh viện. Mặc dù thuốc nội luôn được bệnh viện ưu tiên sử dụng nhưng theo ông Hưng có những bệnh thuốc nội không có như bệnh lậu hay giang mai…
Lối đi nào cho thuốc nội
Theo thống kê năm 2010, tổng số tiền mua thuốc của các bệnh viện công lập là 15.000 tỷ đồng, trong đó chưa đến 39% là thuốc nội. Ở các bệnh viện tuyến trung ương, số tiền mua thuốc nội chỉ chiếm 12%, còn tại tuyến huyện, cao nhất cũng chỉ chiếm gần 62%. Năm 2014, tại tuyến huyện thuốc nội vẫn chỉ chiếm 62%; tuyến tỉnh tăng lên 44% và tuyến trung ương chỉ tăng được 1% ( tương đương 13%). |
Theo thống kê, hiện thuốc nhập khẩu đặc biệt là thuốc biệt dược, thuốc còn bản quyền vẫn chiếm tới 38%. Trong khi đó, cả nước có khoảng 180 DN sản xuất thuốc y tế, với trên 2.200 đơn vị và 43.000 cơ sở bán lẻ trên cả nước. Thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được 234/314 hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu và 29 nhóm tác dụng dược lý theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Thống kê là vậy, nhưng trên thực tế có nhiều loại thuốc nội tương đương về hiệu quả sử dụng nhưng người bệnh vẫn chấp nhận bỏ tiền đắt hơn nhiều lần để mua thuốc ngoại. Dược sĩ Bùi Thị Tố Quyên, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho rằng, dùng thuốc ngoại là do tâm lý sính ngoại của người bệnh. Mặc dù với quy định hiện nay, đơn thuốc được ghi hoạt chất sẽ đưa ra cho người bệnh nhiều khả năng lựa chọn (dùng thuốc nội hoặc ngoại) nhưng thực tế, người dân vẫn chọn mua thuốc ngoại. Theo tiết lộ của một bác sĩ: “Sau khi thăm khám, bác sĩ chuẩn bị kê đơn thì người bệnh lại đề nghị cho thuốc tốt. Trong hoàn cảnh này, chúng tôi buộc phải kê liều cao với loại kháng sinh ngoại nhập”.
Giá rẻ là ưu thế cạnh tranh lớn, nhưng thuốc nội vẫn bị lép vế bởi nhiều lý do.Theo một chuyên gia, các DN sản xuất thuốc trong nước đang tự "xé lẫn nhau". Hễ thấy công ty nào có sản phẩm tung ra thị trường bán chạy thì chỉ 1 - 2 tháng sau sẽ có ít nhất 3 - 4 DN dược đua nhau sản xuất loại thuốc đó bằng mọi giá với các tên gọi khác nhau. Chính vì điều này nên các sản phẩm thuốc nội cứ "giẫm đạp" lên nhau để tồn tại, cứ loay hoay sản xuất trùng lặp thuốc generic (thuốc tương đương trị liệu với thuốc gốc khi thuốc gốc hết thời hạn bản quyền), hoặc thuốc dễ sản xuất, phổ biến, như: hạ nhiệt, giảm đau, kháng sinh, kháng viêm, vitamin, thuốc bổ, thuốc đường hô hấp…
Trả lời câu hỏi, ngành dược VN phải làm gì để người dân tin tưởng chất lượng thuốc sản xuất trong nước, ông Trương Quốc Cường Cục trưởng Cục Quản lý dược cho rằng, trước tiên phải là “hữu xạ tự nhiên hương”. Doanh nghiệp sản xuất ra thuốc tốt có hiệu quả thật, chứng minh qua lâm sàng, qua tác dụng dược lý, qua thực tế thì người dân sẽ tin dùng. “Chúng ta đã đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn để sản xuất ra thuốc có hàm lượng công nghệ cao hơn. Hiện nay ngành dược Việt Nam đã sản xuất được tất cả 27 nhóm dược lý, chất lượng thuốc ngày càng nâng lên”.
Được biết, Cục Quản lý Dược cũng đã yêu cầu các đơn vị phải thử tương đương sinh học. Về lý thuyết, thuốc tương đương về sinh học thì cũng tương đương về điều trị. Theo ông Cường thì hiện nay Cục này yêu cầu 12 hợp chất cần thiết phải tương đương sinh học nhưng các doanh nghiệp đã chủ động thực hiện thử 44 hoạt chất. Mục tiêu đến năm 2020 là 40% thuốc sản xuất trong nước phải được chứng minh tương đương sinh học để đảm bảo chất lượng. “Để thúc đẩy được thuốc sản xuất trong nước chúng ta phải phát huy được tiềm năng thế mạnh của Việt Nam, trong đó cần tập trung đi sâu vào bào chế các thuốc có chất lượng tốt thay thế được thuốc nhập khẩu. Nếu chúng ta sản xuất được các thuốc generic chất lượng tốt, thay thế một phần các thuốc ngoại thì giá thuốc trong nước sẽ giảm, thuốc do chúng ta sản xuất sẽ phổ biến với thị phần cao hơn”, ông Cường nhấn mạnh.
56672 56699“Cần có những ưu tiên cho những sản phẩm thuốc nội đạt chất lượng. Đặc biệt với những thuốc được giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt – giải thưởng dành cho thuốc nội đạt tiêu chuẩn quốc tế, thì nên được ưu tiên trong quá trình xét duyệt trúng thầu, được đưa vào danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện nhiều hơn. Có như thế mới khuyến khích doanh nghiệp dược trong nước mạnh dạn đầu tư vào công nghệ, dây truyền sản xuất…”, bà Nguyễn Thị Thuận Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần dược phẩm Traphaco kiến nghị. |
N. Huyền
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18