Thực hiện đấu thầu công khai, nghiêm túc
Sữa học đường: Đừng để trẻ “lỡ nhịp” với đề án nhân văn | |
Đề án sữa học đường: Công tâm để chọn sản phẩm tốt | |
Đề án sữa học đường: Cần phải minh bạch hóa nguồn cung |
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, ý nghĩa của Chương trình sữa học đường là rất lớn, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện thành công trong nhiều năm qua. Hà Nội không phải là địa phương đầu tiên triển khai chương trình Sữa học đường nhưng là 1 trong những địa phương thực hiện chương trình này. Đối tượng thụ hưởng mà mục tiêu hướng đến của chương trình là để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo ông Tiến, trước ý nghĩa đó ngày 10/10, Sở đã đóng gói thầu kỹ thuật, ngày 12/11, đơn vị này đã mở gói thầu tài chính với 3 đơn vị chính thức đấu thầu là Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH và Công ty TNHH Thịnh Anh. Tuy nhiên, Công ty TNHH Thịnh Anh vì lí do hồ sơ không đáp ứng yêu cầu năng lực, trách nhiệm nên đã bị loại. Sau khi hai nhà thầu còn lại đủ năng lực đã kiểm tra thùng niêm phong gói hồ sơ tài chính và xác nhận còn nguyên vẹn, thông tin giá thầu hai bên đã được công bố.
Quang cảnh Lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính Gói thầu mua sữa học đường tại Hà Nội |
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã đưa ra giá dự thầu hơn 3.800 tỷ đồng. Còn Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH đưa giá dự thầu khá cao - hơn 4.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị giảm giá mà phía TH đưa ra lên tới hơn 182 tỷ đồng, dù giảm giá hàng trăm tỷ đồng thì phía TH vẫn đưa ra con số cao hơn Vinamilk là 130 tỷ đồng.
“Gói thầu này Sở đã thực hiện rất nghiêm túc bởi gói thầu không những liên quan đến ngân sách Nhà nước mà còn liên quan đến người dân và chi phí mà phụ huynh đóng góp cho con em trên từng hộp sữa. Cuối cùng, người sẽ hưởng lợi ở đây là hàng triệu em học sinh”, ông Tiến cho hay.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, vì theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, doanh nghiệp đấu thầu thấp hơn chưa chắc đã trúng thầu mà vẫn cần quá trình đánh giá toàn diện các nhà thầu tham gia. Dự kiến cuối tuần sẽ có kết quả chính thức việc bên nào sẽ là đơn vị trúng thầu.
Đánh giá về việc đấu thầu cho một chương trình mang tính nhân văn, nhiều phụ huynh cho rằng: Việc đầu thầu rộng rãi là điều cần thiết để đảm bảo công bằng giữa doanh nghiệp sữa khác, tuy nhiên cần phải hết sức minh bạch. Việc hãng sữa nào trúng thầu, cam kết chất lượng ra sao cần phải được phổ biến rộng rãi đến cha mẹ các học sinh. Đồng thời cần để các phụ huynh được tham gia vào công tác giám sát việc cấp sữa và uống sữa của con em ở trường, giúp họ yên tâm hơn.
Ngoài ra, sự phối hợp của ngành Giáo dục và ngành Y tế cần thực hiện nghiêm ngặt hơn trong khâu thanh, kiểm tra. Nên định kỳ lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra tại các trường học bất kỳ và không xem nhẹ khâu vận chuyển và lưu trữ sữa bởi đây là các yếu tố có thể tạo ra những biến đổi chất lượng sữa gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhỏ.
Chị Nguyễn Thị Vân (Hà Đông), có con nhỏ đang học bậc tiểu học cho hay: Nếu Vinamilk trúng thầu chúng tôi rất mừng bởi đây là hãng sữa có thương hiệu uy tín, ở nhà con tôi cũng đang sử dụng loại sữa này. Tôi được biết, từ nhiều năm trước Vinamilk đã gắn bó với chương trình sữa học đường tại một số tỉnh và thu được những “trái ngọt” trong giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ. Qua những kết quả đó, chúng tôi có thể yên tâm hơn khi cho con uống sữa tại trường.
Đồng quan điểm, anh Phan Bá Sơn (có con đang theo học bậc mầm non) chia sẻ: “Vinamilk và TH là hai hãng sữa có uy tín, tuy nhiên chọn hãng sữa để triển khai cho chương trình theo tôi nên chọn thương hiệu đưa ra giá thấp hơn, có lợi cho các con để học sinh được sử dụng loại sữa vừa được trợ giá từ các bên, chất lượng tốt, có dinh dưỡng cao hơn các loại sữa đang dùng bên ngoài thì quá mừng”.
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, đơn vị này đã bán 11 bộ hồ sơ mời thầu cho 11 doanh nghiệp sữa. Tuy nhiên, tính đến thời điểm mở thầu, có 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm: Công ty CP Thực phẩm sữa TH; Công ty CP sữa Việt Nam; Công ty TNHH Thịnh Anh.
Trước đó, nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn về chất lượng của chương trình sữa học đường, ông Phạm Xuân Tiến khẳng định, “sữa học đường” sẽ được đấu thầu công khai, minh bạch. Doanh nghiệp trúng thầu sẽ phải đáp ứng các tiêu chí gắt gao như giá rẻ nhất, chất lượng đảm bảo, đạt quy chuẩn của Bộ Y tế. Chất lượng, thành phần cung ứng sữa học đường cho trẻ em, học sinh Hà Nội do Bộ Y tế kiểm định, giám sát.
Nguyễn Hoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40