Sữa học đường: Đừng để trẻ “lỡ nhịp” với đề án nhân văn
Đề án sữa học đường: Công tâm để chọn sản phẩm tốt | |
Đề án sữa học đường: Cần phải minh bạch hóa nguồn cung |
Tạo động lực cho trẻ ham thích đến trường
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai, đó chính là mục tiêu của chương trình sữa học đường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016. Cùng đó, tăng cường thể trạng, cải thiện thể chất cho trẻ em thời gian gần đây là yêu cầu cấp bách của toàn xã hội và chương trình sữa học đường trọn vẹn đáp ứng yêu cầu đó.
PGS.TS Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết sữa là một trong tám nhóm thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng hàng ngày, có mặt trên tất cả tháp dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Sữa quan trọng và dễ tiếp thu của giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Trẻ em Việt Nam từ 3-5 tuổi cần 4 đơn vị sữa/ngày (một đơn vị sữa tương đương 100 mg canxi) gồm: Một miếng phô mai, một hộp sữa chua và 200 ml sữa dạng lỏng (sữa tươi hoặc sữa bột). Trẻ 6-7 tuổi sử dụng 4 - 5 đơn vị sữa; trẻ 8-9 tuổi sử dụng 5 đơn vị; 9-11 tuổi là 6 đơn vị. Với nhu cầu canxi 1.000 mg/ngày của học sinh tiểu học, việc cho trẻ uống thêm một ly sữa mỗi ngày là hợp lý nhất.
Bữa ăn tại trường học của học sinh Nhật Bản luôn có khẩu phần sữa. Nguồn ảnh Internet |
Cụ thể, sữa học đường bổ sung vi chất dinh dưỡng cho các em thông qua khẩu phần ăn hàng ngày và hướng đến mục tiêu đáp ứng 90 - 95% nhu cầu năng lượng của trẻ vào năm 2020. 90% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở thành thị và 60% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở nông thôn được truyền thông, giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng.
Ngoài ra, chương trình sữa học đường sẽ cải thiện chiều cao trung bình của trẻ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 – 2 cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010. Theo quyết định này, chương trình sữa học đường tại Việt Nam sẽ được tiến hành theo hình thức xã hội hóa, với sự tham gia đóng góp của 3 bên: Nhà nước, gia đình và doanh nghiệp hỗ trợ.
Trên cả nước hiện nay, đã có 10 tỉnh/thành triển khai chương trình này với ý nghĩa vô cùng nhân văn và đạt được những kết quả khá quan trọng trong việc cải thiện tình trạng thể chất của các em học sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi và nhẹ cân của các địa phương.
Khác với trẻ em thành phố, nơi sữa có thể được cung cấp thụ động từ đồ ăn vặt, bánh kẹo, trà sữa và sữa tươi được sử dụng hàng ngày tại nhà cộng với nhiều nguồn canxi bổ sung từ thực phẩm, trẻ em nông thôn ít có nguồn canxi để phát triển trong giai đoạn dậy thì.
Đồng thời tại các bản làng miền núi, vùng sâu, vùng xa việc duy trì sĩ số lớp học là công việc khó khăn nhất đối với thầy cô giáo mỗi năm học đến. Đối với các bản làng khó khăn ở miền núi, đa phần những em học sinh còi cọc vì suy dinh dưỡng. Ở nơi đây, ly sữa là quý giá, là mong ước, là khát khao của bao thầy cô và trẻ nhỏ để các em được bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, cải thiện tầm vóc.
Với ý nghĩa vô cùng nhân văn, chương trình sữa học đường đã mang lại lợi ích từ nhiều phía. Gia đình có thể hoàn toàn yên tâm khi con em mình được uống sữa tại lớp dưới sự giám sát, hướng dẫn của giáo viên. Thêm nữa, chi phí mua sữa chỉ bằng phần nửa ở ngoài thị trường, thậm chí thấp hơn. Đặc biệt, với con em gia đình chính sách, hộ nghèo sẽ được nhà nước, doanh nghiệp hỗ trợ 100% chi phí.
Đây sẽ là động lực cho các em ham thích đến trường, trút được “gánh nặng” kéo học sinh tới lớp cho các thầy cô. Qua đó, cải thiện được tình trạng thể chất, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi của trẻ em trong độ tuổi đến trường của các tỉnh. Hỗ trợ các tỉnh thực hiện tốt mục tiêu phổ cập giáo dục bậc tiểu học. Chuẩn bị được nguồn nhân lực cho tương lai có khả năng cạnh tranh được với thế giới về tầm vóc và trí tuệ.
Đề án lan tỏa tính nhân văn
Theo ý kiến của các phụ huynh, đa phần hầu hết họ đều cho rằng mục tiêu của đề án là nhân văn tuy nhiên họ lo lắng trong quá trình triển khai, việc giám sát thiếu chặt chẽ sẽ không đảm bảo chất lượng sữa như mục tiêu đề ra. Do đó nhiều phụ huynh rất muốn đăng ký nhưng vì lo sợ họ đành không dám đăng ký cho con mình tham gia với lý do lo ngại chất lượng sữa, hãng sữa và hạn sử dụng của những hộp sữa đến tay con trẻ không đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, không ít phụ huynh sau khi tìm hiểu về chương trình này đã bày tỏ những ý kiến, quan điểm tích cực, thậm chí họ lên án, phản đối những ý kiến trái chiều đó. Chị Nguyễn Thị Hoan (Hoài Đức – Hà Nội) bày tỏ quan điểm: “Đây là chủ trương đúng, nhân văn dành cho trẻ em. Hàng ngày, tôi đều mua sữa tươi cho các con trước khi đến lớp. Chương trình được triển khai, dưới sự tổ chức đấu thầu, nếu được thực hiện nghiêm ngặt tôi không quá lo về chất lượng sữa mà con được uống tại trường”.
Cùng với đó, theo một số phụ huynh, chương trình sữa học đường được xã hội hóa, trong đó Nhà nước, doanh nghiệp và phụ huynh cùng chung tay, chung sức cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho con em họ. Do vậy, đừng để một chương trình ý nghĩa bị bóp méo và chậm triển khai.
Đồng quan điểm chị Nguyễn Thị Huyền (Mỹ Đức, Hà Nội) chia sẻ: “Chương trình này phụ huynh được tự nguyện tham gia, không bắt buộc, nếu những ai thấy không phù hợp thì không tham gia chứ đừng đưa ra những lý do vô lý để làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người khác, làm mất đi cơ hội được phát triển thể chất, trí tuệ của con trẻ. Vì sự phát triển tốt về thể chất, trí tuệ của trẻ theo tôi chương trình sữa học đường nên sớm đưa vào triển khai rộng rãi trên phạm vi cả nước, từ đô thị đến nông thôn, đặc biệt ở các vùng miền núi, vùng khó khăn, trẻ không có điều kiện được uống sữa hàng ngày”.
Chính sách cung cấp sữa trong bữa ăn học sinh từ cấp mẫu giáo là một chính sách đúng đắn không cần tranh cãi, những vấn đề liên quan đến chất lượng sữa hay các sai sót của các trường học trong việc thực hiện chính sách này lại là câu chuyện khác và cần siết chặt để điều chỉnh, chứ không phải phản đối cả chính sách như một số phụ huynh đang hô hào.
Giải đáp về những lo lắng của phụ huynh Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh: “Ðơn vị trúng thầu phải đáp ứng các tiêu chí về tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Y tế, quy trình sản xuất theo quy chuẩn quốc tế. Sở Y tế có trách nhiệm giám sát các thông số chất lượng theo yêu cầu trong Chương trình Sữa học đường của TP Hà Nội. Sở GD và ÐT Hà Nội giám sát việc giao, nhận và uống sữa của các em học sinh. Vì vậy, phụ huynh hoàn toàn yên tâm về chất lượng sữa. Ngoài ra, phụ huynh muốn biết con uống sữa gì thì có thể test hoặc yêu cầu con mang vỏ hộp về nhà để kiểm tra thương hiệu, date, thành phần dinh dưỡng”.
Về cơ bản chương trình sữa học đường giống chương trình của Nhật, thậm chí đã được đưa thành luật Bữa trưa Học đường từ năm 1954. Người Nhật tin rằng phương pháp dinh dưỡng giúp tăng chiều cao đơn giản và hiệu quả nhất chính là uống sữa. Bữa trưa của học sinh Nhật được xây dựng để đảm bảo 33-50% dinh dưỡng và một nửa nhu cầu canxi trong ngày của học sinh, luôn bao gồm một hộp sữa 200ml.
Người ta đã tiến hành đo chiều cao trung bình của hai nhóm học sinh Nhật, một nhóm sử dụng sữa theo chương trình của chính phủ và một nhóm mang cơm hộp bento nhà làm đi tự ăn, nhóm đầu tiên có chiều cao vượt trội rõ rệt. Từ đó tới nay, chiều cao trung bình của người Nhật đã tăng thêm hơn 10cm. Người Hàn thành công hơn, nhờ nguồn gene thuần chủng Đông Bắc Á và sống trong lục địa, dù tận tới đầu những năm 80 người Hàn vẫn thấp hơn người Nhật, ngày nay họ đã vượt Nhật 4 cm về chiều cao trung bình.
Bởi những mục tiêu và ý nghĩa cao đẹp, thiết thực trên nên ở Việt Nam và những quốc gia đang thực hiện chương trình sữa học đường, sản phẩm sữa đưa vào trường học được kiểm duyệt vô cùng chặt chẽ, sát sao. Sản phẩm sữa được nghiên cứu lâm sàng, không những đảm bảo những yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm mà quan trọng hơn, sản phẩm sữa phải bổ sung những vi chất đang bị thiếu hụt của trẻ em.
Hoa Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20