Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát việc bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư
Văn bản hỏa tốc của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. |
Văn bản hỏa tốc này cho hay, sau khi Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017, có nhiều thông tin (kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng) phản ánh số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư tăng đột biến so với các năm trước.
Bên cạnh đó là nhiều lo ngại về chất lượng như không có đủ sách hoặc bài báo khoa học, không có đủ thời gian giảng dạy, nghiên cứu khoa học...
Một số thành viên hội đồng có rất ít (thậm chí không có) công bố nghiên cứu khoa học quốc tế so với các ứng viên.
Không ít thông tin cho rằng đã có những dấu hiệu không bình thường khi thời gian nộp hồ sơ được kéo dài như một "đợt vét" trước khi có quy định mới về tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư và có ứng viên phải nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước...
Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm chất lượng theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/2/2018.
Trước đó, ngày 2/2, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã công bố số lượng các tân giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) được công nhận năm 2017. Theo đó năm 2017 Việt Nam có thêm hơn 1.200 tân GS, PGS.
Giải thích về việc GS, PGS tăng đột biến, GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký HĐCDGSNN cho hay, năm 2017, thời điểm thông báo kế hoạch triển khai xét đạt tiêu chuẩn GS, PGS bắt đầu vào tháng 7 (những năm trước vào tháng 1), do đó thời gian kết thúc nhận hồ sơ trễ hơn mọi năm khoảng 6 tháng (đầu tháng 11 so với cuối tháng 5 những năm trước).
Lý do khách quan của việc trễ này là phải chờ đợi văn bản mới thay thế văn bản cũ (Quyết định 174 và Quyết định 20 của Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên do văn bản mới cần tham khảo ý kiến rộng rãi của nhiều đối tượng khác nhau nên cho đến nay vẫn chưa được ban hành.
So với năm 2016, số ứng viên nộp hồ sơ để xét công nhận chức danh GS, PGS năm 2017 tăng mạnh, cụ thể tổng số ứng viên nộp hồ sơ là 1.537, trong đó có 151 ứng viên GS và 1.386 ứng viên PGS.
Sau khi xem xét ở 3 cấp Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở, Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, đã có 1.226/1.537 (79,76%) ứng viên đạt tiêu chuẩn, trong đó ứng viên GS là 85/151 (56,29%), ứng viên PGS là 1.141/1.386 (82,32%). So với năm 2016 tổng số GS, PGS được công nhận năm 2017 tăng 1,7 lần.
Bên cạnh việc tăng về số lượng, so với năm 2016 và các năm trước, chất lượng khoa học của các ứng viên đã tăng lên một bước rõ rệt và ngày càng tiệm cận tới các chuẩn mực quốc tế. Số lượng các bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín (ISI và Scopus) của các ứng viên tăng mạnh. Năm 2017 (có 5.316 bài) tăng 2,1 lần so với năm 2016 (2.510 bài).
Cụ thể, Vật lý: 1.177 bài, Hóa học - Công nghệ thực phẩm: 1.027 bài, Y học: 674 bài, Sinh học: 597 bài, Toán học: 265 bài,... Ứng viên của một số ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng đã có bài báo đăng trên các tạp chí ISI và Scopus, cụ thể: Kinh tế: 102 bài, Triết học-Xã hội học-Chính trị học: 14 bài,...
Năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh của các ứng viên tốt hơn các năm trước, nhất là các ứng viên trẻ, các ứng viên được đi du học theo Đề án 322, Đề án 911 của Chính phủ Việt Nam, ứng viên của các cơ sở giáo dục đại học có hợp tác quốc tế hiệu quả.
Nhiều ứng viên thành thạo 2 ngoại ngữ, tham gia giảng dạy ở các trường đại học nước ngoài hay dạy các chương trình bằng tiếng nước ngoài ở các trường đại học trong nước. Các ứng viên trẻ và giỏi với nhiều công bố quốc tế có giá trị và trình độ tiếng Anh tốt cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nhanh số lượng tân GS, PGS.
Tuy nhiên, sau đó nhiều chuyên gia đã có những phân tích đánh giá các vấn đề “bất ổn” về việc GS, PGS tăng đột biến chẳng hạn như có ứng viên không có sáng chế, có rất ít công bố quốc tế…
Theo Nguyễn Hùng/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58