Thủ phạm khiến mắt già khi tuổi còn trẻ
Các bệnh về mắt có thể bạn chưa biết | |
Không nên lạm dụng kính áp tròng! |
Nguyên nhân dẫn đến lão hóa mắt
Sau tuổi 30, cùng sự thoái hóa tự nhiên của các bộ phận trên cơ thể, mắt cũng bắt đầu có những dấu hiệu như nhìn mờ, lóa, mỏi mắt, khô mắt, chảy nước mắt sống… Rối loạn này xảy ra là do thoái hóa của thủy tinh thể và võng mạc, 2 bộ phận quan trọng nhất trong việc đảm bảo chức năng nhìn - thị lực của mắt.
Các nghiên cứu khoa học mới đây chỉ ra, bên cạnh tuổi tác, sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và đặc biệt là tác động của ánh sáng xanh từ các loại màn hình, bóng đèn là nguyên nhân chính làm mắt nhanh chóng bị thoái hóa, thậm chí mù lòa.
Nếu như nhiệt độ trái đất tăng cao, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời mạnh lên, khói bụi, hóa chất độc hại, khói thuốc lá hay nguồn nước ô nhiễm được ghi nhận như những yếu tố tấn công trực tiếp đến mắt thì ánh sáng xanh được xem là kẻ thù giấu mặt nguy hiểm có khả năng làm tổn hại nghiêm trọng đến chức năng thị giác của mắt.
Người tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh ban đêm có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt. |
Sự xuất hiện của các thiết bị điện tử mang lại nhiều lợi ích cho con người, song các chuyên gia nhãn khoa ngày càng ghi nhận tác hại nghiêm trọng của hội chứng thị giác màn hình với các biểu hiện nhìn mờ, khô nhức mắt, căng mắt, nhìn đôi, mắt khó tập trung, đau đầu, đau cổ, mệt mỏi… Đây được coi là căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến nghề nghiệp, lối sống ở thế kỷ 21.
Ánh sáng xanh là loại ánh sáng đến từ 2 nguồn: nguồn tự nhiên (ánh sáng mặt trời) và nguồn nhân tạo (bóng đèn led, màn hình máy tính, ti vi, điện thoại…). Đây là loại ánh sáng có bước sóng ngắn, mang năng lượng rất cao nên khi tiếp xúc thường xuyên với mắt sẽ có khả năng gây biến đổi các men nhạy cảm nhiệt bảo vệ protein của thủy tinh thể, làm rối loạn thành phần và tỷ lệ protein, dẫn đến đục thủy tinh thể nhanh hơn và nghiêm trọng hơn.
Mặt khác, ánh sáng xanh cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình oxy hóa tăng cao tại lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE), khiến RPE nhanh chóng bị tổn thương, suy yếu và chết đi. Điều này vô cùng nguy hiểm vì RPE là tế bào đặc biệt trong mắt, duy nhất có khả năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác, đồng thời là nơi hấp thụ, xử lý các yếu tố độc hại như tia cực tím, các chất chuyển hóa gây hại cho võng mạc.
Sự suy giảm hoạt động của RPE là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc đặc biệt là thoái hóa hoàng điểm, một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu hiện nay. Điều đáng nói là sự tổn thương RPE là không thể phục hồi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc ánh sáng xanh trên 3 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị suy giảm thị lực 90%. Trong khi đó, theo thống kê tại Việt Nam, trung bình mỗi người hiện sử dụng các thiết bị có màn hình phát ra ánh sáng xanh một ngày gần 10 giờ (dùng máy tính bảng 5 giờ 10 phút, điện thoại 2 giờ 40 phút, xem tivi 2 giờ).
Giải pháp bảo vệ mắt từ bên trong
Để bảo vệ mắt tránh khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài kể trên, gần đây các hội nghị nhãn khoa đã cảnh báo, khuyến khích mọi người cần sớm có ý thức bảo vệ đôi mắt từ bên trong, chủ động chăm sóc từ bên trong để ngăn chặn quá trình lão hóa sớm của mắt.
Qua nghiên cứu bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện ra Thioredoxin, loại protein phân tử nhỏ hiện diện trong cơ thể, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỷ lệ protein của thủy tinh thể giúp bảo vệ lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Từ đó, việc tác động nhằm tăng cường Thioredoxin tự nhiên trong cơ thể được xem là phương pháp mới chăm sóc, bảo vệ mắt hiệu quả từ bên trong.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới đây đã mở ra một bước tiến mới khi tìm ra tinh chất Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu sulforaphane) giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên, giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bằng 3 cơ chế hoạt hóa, chuyển mã thông tin giữa các tế bào, làm chậm quá trình thoái hóa và bảo vệ tế bào. Đồng thời, giúp cân bằng thành phần, tỉ lệ các loại protein và trung hòa các chất làm biến đổi cấu trúc protein của thủy tinh thể.
Cùng với sự già hóa dân số, ảnh hưởng của tuổi tác đến mắt là điều không thể tránh khỏi, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng không thể diễn ra một sớm một chiều và con người càng không thể tách rời các thiết bị điện tử do nhu cầu công việc, giải trí. Chính vì thế, việc bảo vệ mắt từ bên trong trở nên quan trọng hơn lúc nào hết để kịp thời chặn đứng các yếu tố gây hại làm mắt sớm lão hóa.
Thu Trang
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38