Thu hút lao động phi chính thức tham gia BHXH: Cần cơ chế hỗ trợ thiết thực hơn
Bảo hiểm xã hội Hà Nội: Phổ biến quy trình cấp mã số BHXH tới đơn vị | |
Phát triển đối tượng tham gia BHXH: Thu hút từ lợi ích thiết thực |
Tại Hội thảo công bố Báo cáo lao động phi chính thức năm 2016 diễn ra sáng 4/10 tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê đã đưa ra số liệu cụ thể về quy mô của LĐ phi chính thức khá lớn trên 18 triệu người, chiếm 57,2% tổng số LĐ phi nông nghiệp.
Trong đó, khoảng 60% LĐ phi chính thức tập trung ở khu vực nông thôn, nơi có nhiều làng nghề truyền thống và các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, các tổ hợp tác. Phần lớn LĐ phi chính thức làm việc trong 3 nhóm ngành là công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; nhóm bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy.
Hiện có tới 97,9% LĐ phi chính thức không có bảo hiểm xã hội. Ảnh: L.N |
Mặc dù đang góp phần quan trọng trong nền kinh tế và giải quyết việc làm nhưng có đến 43,9% LĐ phi chính thức được xếp vào nhóm LĐ có việc làm dễ bị tổn thương. Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Xuân Mai- Vụ trưởng Vụ Dân số và Lao động (Tổng cục thống kê) cũng thông tin, có tới 76,7% số LĐ phi chính thức làm việc nhưng không có bất cứ 1 loại hợp đồng bằng văn bản liên quan đến công việc đang làm, trong khi con số này đối với LĐ chính thức chỉ là 1,7%.
Tỷ lệ LĐ phi chính thức không có BHXH lên tới 97,9% và chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc, còn lại 1,9% đóng BHXH tự nguyện. Chưa kể tiền lương bình quân/tháng của LĐ phi chính thức (4,4 triệu đồng) thấp hơn LĐ chính thức (6,7 triệu đồng) ở tất cả các vị thế việc làm.
Ông Philippe Macaden, đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho rằng, tỷ lệ LĐ phi chính thức cao là thách thức chung của tất cả các nền kinh tế trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Vì vậy cần phải thúc đẩy chuyển dịch từ LĐ phi chính thức sang LĐ chính thức. Mục đích giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi người LĐ, được tham gia BHXH, BHYT, hướng tới mục tiêu bền vững cho người LĐ.
Trước tình trạng LĐ phi chính thức dù có việc làm nhưng lại đứng ở ranh giới của sự bấp bênh giữa có việc làm và thất nghiệp, ông Đào Quang Vinh- Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) cho rằng LĐ phi chính thức đang đối mặt với nhiều thiệt thòi và bất lợi hơn so với LĐ phi chính thức.
Do đó, nhà nước cần có những chính sách, giải pháp hỗ trợ cụ thể nhằm mở rộng sự bảo vệ đến nhóm LĐ này. Cụ thể, khi chuyển đổi khu vực phi chính thức thành khu vực chính thức cần có các chương trình hành động cụ thể, khuyến khích các hộ/cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký thành lập dưới các hình thức doanh nghiệp.
Ông Vinh cũng nhấn mạnh, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường chế tài đối với những hành động cố tình vi phạm các quy định hiện hành về ký hợp đồng lao động, thực hiện các quy định về an toàn lao động, đóng BHXH cho người LĐ.
Đối với tỷ lệ LĐ phi chính thức được tham gia BHXH, ông Vinh cho rằng, các nỗ lực của BHXH đến khu vực phi chính thức đến nay chưa thành công. Năm 2016, mới có 203,6 nghìn người LĐ tham gia BHXH tự nguyện. Những khó khăn trong việc mở rộng diện tham gia BHXH tự nguyện có nguyên nhân từ nhiều phía.
Trong đó có khả năng chi trả, thu nhập không ổn định và vấn đề nhận thức là những nguyên nhân chính dẫn đến LĐ phi chính thức không tham gia chương tình BHXH tự nguyện. Khó khăn của LĐ phi chính thức trong việc tiếp cận các dịch vụ BHXH do những rào cản về hành chính, đặc biệt là đối với LĐ di cư và khả năng tiếp cận thông tin.
Theo ông Vinh, 1 phần của tình trạng trên là do các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động rất thiết thực với người LĐ khu vực phi chính thức, nhưng lại không có trong chính sách BHXH tự nguyện; trong khi đó LĐ phi chính thức thường xuyên làm việc trong điều kiện đảm bảo an toàn kém, vệ sinh lao động, mức độ rủi ro trong công việc cao hơn.
“Để thu hút người LĐ phi chính thức tham gia BHXH, Nhà nước cần thiết kế các chế độ bảo đảm công bằng với BHXH bắt buộc. Nhà nước có thể nghiên cứu đưa ra các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ 1 phần kinh phí để người LĐ phi chính thức được tham gia BHXH tự nguyện. Chương trình cần đảm bảo sự linh hoạt trong mức đóng, phương thức đóng. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin tốt hơn về chương trình BHXH tự nguyện cần được coi là ưu tiên trong các hoạt động xúc tiến BHXH trong thời gian tới”, ông Vinh đề xuất.
Mai Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55