Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội:

Thu hẹp khoảng cách nông thôn với thành thị

Sau 6 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô đã có nhiều chuyển biến tích cực, các dịch vụ nông nghiệp ngày một tăng cao…Qua đó, nhiều phong trào, mô hình, gương điển hình tiên tiến xuất hiện, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn ở Hà Nội, đưa Hà Nội dẫn đầu cả nước trong phong trào xây dựng NTM, thu hẹp khoảng cách nông thôn với thành thị.
thu hep khoang cach nong thon voi thanh thi ​Huyện Thanh Trì: Xây dựng nông thôn mới phải gắn với phát triển đô thị văn minh
thu hep khoang cach nong thon voi thanh thi Chất và lượng đều đạt
thu hep khoang cach nong thon voi thanh thi Cả nước có 2.776 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
thu hep khoang cach nong thon voi thanh thi Dồn sức hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Bộ mặt nông thôn đổi thay toàn diện

Sau 2 năm được công nhận đạt chuẩn xây dựng NTM, huyện Đan Phượng (Hà Nội) vẫn đang phát huy ưu thế dẫn đầu khi các tiêu chí NTM không chỉ được gìn giữ, mà còn được nâng lên tầm cao mới. Sau khi hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng, thời điểm này, Đan Phượng đang chú trọng hướng đến việc nâng cao chất lượng sản xuất, hiệu quả, tạo thu nhập cao cho người dân…Đặc biệt, huyện thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, bước đầu hình thành các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Tiếp nối những thành quả, bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng NTM tại Đan Phượng, các địa phương còn lại trên địa bàn Thủ đô không ngừng củng cố, xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí, đồng thời xác định lợi thế luôn kèm theo thách thức…Với những cách làm đổi mới, hiệu quả, một năm sau đó (năm 2016) huyện Đông Anh (Hà Nội) đã tiếp bước Đan Phượng khi được Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM.

thu hep khoang cach nong thon voi thanh thi
Thay đổi cơ cấu cây trồng, một trong những biện pháp để xây dựng đời sống nông thôn mới. Ảnh: Đ.Đạt

Nếu như Đan Phượng “về đích” đầu tiên trong công cuộc xây dựng NTM nhờ làm tốt công tác vận động nhân dân, doanh nghiệp chung tay cùng chính quyền xây dựng NTM. Thì ở huyện Đông Anh, nâng cao thu nhập cho người dân được coi là giải pháp cốt lõi. Theo đó, huyện ưu tiên phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị cao. Đối với gần 2.000 ha tập trung, quy hoạch để sản xuất nông nghiệp ổn định, huyện chỉ đạo dồn điền đổi thửa, hình thành vùng sản xuất chuyên canh lớn…

Có thể nói, với sự quan tâm thường xuyên của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, các sở, ban, ngành…khu vực nông thôn Hà Nội đã có nhiều đột phá, đổi thay toàn diện. Theo đó, Hà Nội đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản. Sau Đan Phượng, Đông Anh hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM. Đến nay, Hoài Đức, Thanh Trì đã xong các khâu cơ bản và hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM đề ra. Tuy nhiên, do có sự thay đổi về tiêu chí nên việc công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới phải hoàn thiện hồ sơ lại.

Theo ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, mục tiêu Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” đề ra, đến hết năm 2020 có 80% số xã và từ 8 đến 10 huyện đạt chuẩn NTM. Đến nay, chương trình đã đi được gần nửa chặng đường với những kết quả đạt được đáng ghi nhận, có 255/386 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, tạo ra nhiều nét mới. Cùng với đó, hàng nghìn công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án phát triển sản xuất được đầu tư đã làm đổi thay diện mạo nông thôn, nâng cao cuộc sống người dân, dần đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.

Nhiều thách thức mới

Có thể thấy, sau 6 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, ngành nông nghiệp Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả khả quan, cơ cấu nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ thương mại. Đặc biệt, tư suy sản xuất nông nghiệp của người dân ngoại thành Hà Nội cũng đã thay đổi rõ nét hơn. Qua đó, trên địa bàn Thủ đô đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao; hình thành một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng như: chuỗi RAT ở HTX rau quả sạch Trúc Sơn, Chương Mỹ; chuỗi sản và tiêu thụ gà đồi, rau hữu cơ ở Ba Vì, Hoài Đức…qua đó, thu nhập của người dân ngày một được cải thiện. Cụ thể, tính hết năm 2016, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt 36 triệu đồng/năm; 100% xã có bác sỹ công tác tại trạm y tế; 100% xã có máy tính kết nối internet…

Sau 6 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, ngành nông nghiệp Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả khả quan, cơ cấu nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ thương mại. Đặc biệt, tư suy sản xuất nông nghiệp của người dân ngoại thành Hà Nội cũng đã thay đổi rõ nét hơn.

Không thể phủ nhận NTM đã và đang làm thay đổi bộ mặt nông thôn Thủ đô theo hướng tích cực, tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội cũng đang đứng trước nhiều thách thức mới. Trước vấn đề này, đại diện Sở NN&PTNT cho rằng, dù hiện nay thành phố đã hình thành được một số chuỗi liên kết trong nông nghiệp, nhưng các chuỗi sản xuất vẫn còn ít và khó nhân rộng, dẫn đến tình trạng người nông dân vẫn gặp khó khăn mỗi khi giá nông sản có biến động mạnh.

Để khắc phục vấn đề này, thời gian qua Chính phủ và các cơ quan chức năng TP Hà Nội đã có nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhưng những mô hình hiệu quả, bền vững chưa nhiều. Đặc biệt, việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ hỗ trợ đầu tư nông nghiệp công nghệ cao của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp khó khăn, trong khi đó đầu tư vào nông nghiệp gặp nhiều rủi do, thu hồi vốn chậm…là những rào cản khiến doanh nghiệp chưa mặn mà.

Bên cạnh đó, Bộ tiêu chí quốc gia công nhận xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020 vẫn duy trì 19 tiêu chí, nhưng số chỉ tiêu đã tăng từ 39 lên 49 so với giai đoạn trước. Ngoài ra, một số chỉ tiêu khó thực hiện như: An toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, hộ nghèo, nước sạch... Trong khi đó, một số huyện tỷ lệ hộ nghèo còn cao như: Ba Vì (7,18%), Phú Xuyên (4,85%), Mê Linh (4,24%)...; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch tiêu chuẩn đô thị còn thấp, như: Phú Xuyên (22,5%), Mỹ Đức (30%), Ứng Hòa (31,5%)... Đáng chú ý, nhiều huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh đang chịu sức ép lớn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Việc gia tăng dân số dẫn tới thiếu trường, thiếu lớp học tại huyện Đông Anh và Hoài Đức; tình trạng ách tắc giao thông, môi trường ô nhiễm vẫn xảy ra ở nhiều địa phương; việc đào tạo nghề cho nông dân sau thu hồi đất ở một số nơi chưa được quan tâm… Đây là những thách thức mới đang đặt ra cho các cấp, các ngành cần giải quyết để đạt kết quả cao và bền vững trong xây dựng NTM.

Vẫn biết, mục tiêu cuối cốt lõi trong chương trình MTQG xây dựng NTM chính là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, qua đó xóa dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, nhìn vào chỉ số thu nhập bình quân đầu người hiện nay còn chênh lệch rất xa. Bình quân khu vực thành thị TP Hà Nội đạt trên dưới 100 triệu đồng/năm, tuy nhiên khu vực nông thôn mới đạt 36 triệu, có nơi chỉ có 20 - 22 triệu. Đây là bài toán mà các địa phương cần chú trọng trong giai đoạn này. Bởi vậy, rất cần có thêm nhiều chính sách để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho các địa phương tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Suy cho cùng, nội lực trong xây dựng NTM là từ dân. Và nếu không có những biện pháp nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nông dân thì NTM khó có thể thành công được.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có tờ trình số 6520 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND Thành phố thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với những nỗ lực tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng quận Thanh Xuân (Hà Nội), đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời điểm cưỡng chế thực hiện dự án mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Sáng 14/10, lực lượng chức năng của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tiến hành thu hồi đất, khẩn trương bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân

Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân chấp thuận bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân, tính đến 19h ngày 13/10, đã có 155/160 hộ dân ký biên bản bàn giao mặt bằng.
Xem thêm
Phiên bản di động