Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện - Vị tướng tài trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Nhớ vị tướng chỉ huy “mở toang” cánh cửa thép | |
Ngày 27/4/1975, tiến công thần tốc giải phóng Bà Rịa - Vũng Tàu |
Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (1922-1995) nguyên là: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban B.68 Trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Thương binh và Xã hội, Thứ trưởng thường trực đầu tiên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa II, Chính ủy đầu tiên Cục Không quân, Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, Chính ủy đầu tiên Quân đoàn 4, Chủ tịch danh dự đầu tiên Làng trẻ em SOS Việt Nam. |
Ông tham gia cách mạng từ năm 1940, vào Đảng tháng 4-1945, nhập ngũ tháng 4-1947. Ông gắn liền với cuộc đời binh nghiệp, xông pha lửa đạn, chinh chiến khắp các chiến trường, từ Việt Bắc đến Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Lào, Trường Sơn và làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia, được tín nhiệm giao nhiều trọng trách. Ông đã 3 lần Nam tiến tham gia chiến đấu vì miền Nam ruột thịt trong các năm 1949, 1964, 1975. Có thể nói ông là vị tướng vượt đường Hồ Chí Minh trên biển để mở đường Hồ Chí Minh trên bộ; và là vị tướng vừa tham gia mở đường chi viện cho miền Nam, vừa tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong ảnh là đồng chí Hoàng Thế Thiện - Chủ nhiệm Chính trị Phân Liên khu miền Tây Nam Bộ và Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 410 tại miền Tây Nam Bộ, năm 1952. |
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội chụp ảnh lưu niệm với cán bộ cấp cao toàn quân trong Lễ trao quân hàm cho cán bộ cấp cao toàn quân tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội), ngày 22/12/1958 (Thượng tá Hoàng Thế Thiện đứng hàng thứ hai, thứ tư từ phải sang). |
Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò Chính ủy Cục Không quân Hoàng Thế Thiện (thứ nhất từ phải sang) và cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị nhân dịp Người đến thăm và nói chuyện tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua của Cục Không quân, tháng 12-1959. |
Bộ Tư lệnh đầu tiên của Sư đoàn 9 - Sư đoàn chủ lực đầu tiên của Quân giải phóng miền Nam tại chiến trường Tây Ninh, năm 1965 (từ phải sang trái là các đồng chí: Phó Chủ nhiệm Chính trị Nguyễn Văn Quảng, Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Hoàng Thế Thiện, Chính ủy Lê Văn Tưởng, Tư lệnh Hoàng Cầm). |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Trường Sơn tại Quảng Bình tháng 7/1970, bàn mở đường tiêu chuẩn Đông Trường Sơn và chuẩn bị cho Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào (từ phải sang trái là các đồng chí: Lê Xy - Phó Chính ủy, Hoàng Thế Thiện - Phó Chính ủy, Đồng Sỹ Nguyên - Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh - Phó Tư lệnh, Nguyễn Lang - Phó Tư lệnh). |
Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện là Chính ủy đầu tiên - Bí thư Đảng ủy Quân đoàn 4, Phó Chính ủy Mặt trận phía Đông thuộc Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, tham gia chỉ huy Chiến dịch Xuân Lộc đập tan chiến tuyến phòng thủ kiên cố nhất của địch, mở toang cánh cửa phía Đông, tạo thuận lợi cho các quân đoàn chủ lực triển khai lực lượng tiến công giải phóng Sài Gòn và tham gia chỉ huy cánh quân hướng Đông - một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong ảnh ông trao cờ “Quyết chiến quyết thắng” cho Sư đoàn 7 trong chiến dịch Hồ Chí Minh, trước lúc xuất quân tiến vào nội đô Sài Gòn, ngày 29/4/1975. |
Bằng nhiều trận đánh liên tục trong hành tiến, diễn ra gay go, quyết liệt, Quân đoàn 4 phối hợp với các lực lượng lần lượt giải phóng Trảng Bom, sân bay Biên Hòa, Tam Hiệp và tiến thẳng về Sài Gòn. Trên hướng Tây Nam, Sư đoàn 9 (lực lượng chủ yếu trong đội hình Đoàn 232) giải phóng thị xã Hậu Nghĩa, Long An, Bến Lức, các địa bàn thuộc quận 8, quận 10, quận 5, đánh chiếm Biệt khu Thủ Đô, bắt sống tướng Lâm Văn Phát - Tư lệnh Biệt khu. Đến trưa ngày 30/4/1975, đội hình Quân đoàn 4 có mặt tại Sài Gòn - “Điểm hẹn lịch sử” - trong giờ phút thiêng liêng của ngày vui Đại thắng. Trong ảnh thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (hàng đầu, thứ tư từ phải sang) và đồng đội trước tiền sảnh Dinh Độc Lập, ngày 30/4/1975. |
Trang nhật ký do Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện viết ngày 30/4/1975 tại Dinh Độc lập, Sài Gòn. Ngày trong trang nhật ký ông ghi nhầm thành 1974. Ông tận dụng quyển sổ tay năm 1974 để ghi luôn nhật ký năm 1975. Có lẽ vì vậy mà ông ghi nhầm thành năm 1974 trong lúc cảm xúc dâng trào. Đây là hiện vật quý đang trưng bày tại Bảo tàng Quân đoàn 4 ở Bình Dương. |
Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh có Nhà lưu niệm Hoàng Thế Thiện do gia đình Thiếu tướng và đồng đội xây dựng để tưởng nhớ tới công lao của ông. Tại đây có trưng bày hơn 100 hình ảnh và gần 300 hiện vật gồm đồ dùng, đồ lưu niệm, giấy tờ, tài liệu, huân huy chương, kỷ niệm chương, huy hiệu, sách báo về ông. |
Với tài năng, mưu trí thao lược trên chiến trường, cùng với trái tim ấm áp yêu thương và nhân hậu, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện đã được Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh (truy tặng năm 2002), Huân chương Độc lập hạng nhất, 4 Huân chương Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì, 1 hạng ba) cùng nhiều huân huy chương, kỷ niệm chương, huy hiệu khác. Đặc biệt, năm 2019 thiếu tướng Hoàng Thế Thiện - người nước ngoài đầu tiên được Campuchia truy tặng Huân chương Hoàng gia Sahametrei hạng nhất. Tên của ông đã được đặt vinh danh cho những tuyến đường tại thành phố lớn như: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Cần Thơ… Tướng Hoàng Thế Thiện xứng danh vị tướng Chính ủy mà nhân dân và bộ đội tôn vinh. Đặc biệt, các Bảo tàng Quân đội đều trưng bày các hiện vật và hình ảnh của Thiếu tướng để giáo dục lòng yêu nước tới các thế hệ trẻ. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07