Thị trường bất động sản: Loay hoay bài toán vốn trước giờ G

Mặc dù Thông tư 36 sửa đổi quy định về các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải từ ngày 1.1.2017 mới chính thức “đi vào cuộc sống” như công bố, song những người trong giới BĐS (BĐS) đã đứng ngồi không yên, bởi lo lắng việc siết chặt nguồn vốn cho thị trường này.
Nhóm lửa để “phá băng” thị trường bất động sản

Theo dự thảo, mục giảm trần sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40%. Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế nguồn cung tín dụng trung và dài hạn vào thị trường BĐS. Bên cạnh đó, dự thảo cũng tăng hệ số rủi ro từ 150% hiện nay lên 250% đối với nhóm tài sản thuộc các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS. Hầu hết các doanh nghiệp BĐS đều lo ngại nếu dòng vốn đưa ra thị trường bị siết chặt có thể sẽ tác động nghiêm trọng đến thị trường BĐS năm 2016 và những năm tiếp theo.

Thị trường bất động sản: Loay hoay bài toán vốn trước giờ G
Nhiều doanh nghiệp BĐS lo ngại về chính sách “siết vốn” của ngân hàng đối với thị trường này. Ảnh minh họa.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM - cho rằng, thị trường BĐS Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn ngân hàng và tài chính huy động từ khách hàng, ngay cả tiền từ người mua nhà cũng có nguồn gốc từ các tổ chức tín dụng. Thị trường vốn hiện vẫn thiếu sự góp mặt của các quỹ đầu tư, quỹ tín thác BĐS, quỹ tiết kiệm nhà ở... Hoạt động đầu tư phát triển, kinh doanh BĐS thường có chu kỳ trung và dài hạn, nhưng trên thực tế, chưa có cơ chế đầy đủ hỗ trợ việc này. Vì thế, theo ông Châu, nếu sửa đổi Thông tư 36 theo hướng giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% và thay đổi hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS từ 150% lên 250% có thể sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường, trong khi địa ốc chỉ mới vừa phục hồi hơn 2 năm từ đáy sâu khủng hoảng.

Tại hội thảo liên quan đến dự thảo Thông tư 36 mới đây tại Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Công ty CP Đầu tư BĐS Toàn cầu GP.Invest - cho biết, phần lớn các dự án BĐS thương mại, nguồn vốn phải trông cậy là nguồn tín dụng từ ngân hàng và các chính sách hoặc phương thức huy động tín dụng sẽ tác động mật thiết tới sự tồn tại và phát triển của thị trường BĐS.

Ông Hiệp cho rằng, việc theo dõi sức khỏe tín dụng của ngân hàng hết sức cần thiết và quan trọng. Ngân hàng có kiểm tra chặt chẽ và nâng mức phòng vệ rủi ro lên 250% cũng không hề ảnh hưởng gì đến kế hoạch kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, xét về toàn cục thị trường và đặc biệt quyền lợi của người tiêu dùng - người mua nhà, ông Hiệp cho rằng, NHNN cần xem xét lại định hướng mục tiêu của Thông tư 36 để làm sao vẫn hạn chế được rủi ro của “bong bóng” BĐS nếu có, nhưng lại không làm ảnh hưởng tới quyền lợi thiết thực của người dân.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM - cho rằng, thị trường BĐS Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn ngân hàng và tài chính huy động từ khách hàng, ngay cả tiền từ người mua nhà cũng có nguồn gốc từ các tổ chức tín dụng. Thị trường vốn hiện vẫn thiếu sự góp mặt của các quỹ đầu tư, quỹ tín thác BĐS, quỹ tiết kiệm nhà ở...

Theo ông Hiệp, thời gian trước, việc đổ vỡ của thị trường là do quy định cho phép sở hữu chéo trong các ngân hàng, giữa chủ đầu tư và chủ ngân hàng mang tiền của dân đi đầu tư một cách không quản lý. GP Bank, Ocean Bank… đều đã đi vào bước xe đổ này. Thời gian qua, có một loạt dự án bị đóng cửa, đắp chăn vì chủ đầu tư không có năng lực, buộc phải dừng dự án, chuyển nhượng làm cho thị trường trở nên nguy hiểm, khó khăn. Việc quản lý quá trình thực hiện quy định DN phải có 20% vốn trên tổng số đầu tư mới được cấp giấy phép còn lỏng lẻo. Nhiều DN có thể sinh ra các công ty con để lách luật theo hình thức này khác, rủi ro lớn không chỉ với hệ thống tín dụng mà với cả các chủ đầu tư. Đây là 2 yếu tố sống còn mà ngân hàng nhà nước phải quan tâm.

Trái với tâm lý lo ngại việc siết nguồn vốn từ ngân hàng đối với thị trường BĐS của những người trong giới, trao đổi với báo giới, chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển lại cho rằng, việc sửa đổi Thông tư này sẽ giúp thị trường BĐS lành mạnh hơn, bởi nếu xét về tâm lý chung, sẽ có một sự suy giảm nhất định của cầu đầu cơ, do những người đầu cơ là những người tin rằng mình mua BĐS bằng số tiền vay trong thời gian ngắn, sau đó BĐS tăng giá họ sẽ bán lại. Họ thấy Thông tư này có vẻ như là siết lại tín dụng BĐS nên khả năng tăng giá trong năm sau rất thấp nên sẽ nghi ngại và cân nhắc việc đầu tư.

“Sau giai đoạn thị trường BĐS đóng băng, năm 2011-2012, số lượng những DN yếu kém đã giảm đáng kể, trong khi nhiều DN đã tổ chức được nguồn vốn và sản xuất được sản phẩm tốt nên hoạt động kinh doanh đã từ từ khởi sắc. Đến giai đoạn 2014 - 2015 thì hầu như chỉ còn những DN tốt. Tuy nhiên, với diễn biến tăng trưởng của thị trường BĐS thời gian gần đây, có vẻ như xuất phát từ yếu tố cầu tiêu dùng, nhiều DN đã tham gia trở lại, trong đó có nhiều DN đầu cơ, nhằm đón đầu việc thị trường BĐS tươi đẹp ở năm 2016 - 2017. Do đó, khi thông điệp sửa đổi Thông tư 36 được đưa ra, chắc chắn một số DN yếu kém, không có đủ năng lực tài chính sẽ bị chùn bước, bị đào thải do việc siết lại dòng vốn tín dụng vào thị trường BĐS. Như vậy sẽ tránh được “bong bóng” BĐS” - TS. Hiển nhấn mạnh.

Lê Mai

Nên xem

Để người lao động gắn bó với doanh nghiệp

Để người lao động gắn bó với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động đều được Công đoàn Công ty TNHH PHD (thuộc LĐLĐ quận Tây Hồ) triển khai với những nội dung cụ thể, phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp.
Phải giảm áp lực quá tải trường công

Phải giảm áp lực quá tải trường công

(LĐTĐ) Vừa rồi, đi họp phụ huynh cho con, cô giáo “dặn dò”, tỷ lệ chọi vào lớp 10 trung học phổ thông công lập ngày càng cao, nếu các phụ huynh không “rèn” các con học hành chăm chỉ sẽ rất khó.
Người thầy hết lòng vì sự nghiệp giáo dục

Người thầy hết lòng vì sự nghiệp giáo dục

(LĐTĐ) Thầy giáo Phạm Trọng Bình - Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Lê Thanh, Mỹ Đức, Hà Nội, luôn tận tụy, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.
Bữa cơm Công đoàn ấm lòng người lao động

Bữa cơm Công đoàn ấm lòng người lao động

(LĐTĐ) Ngày 22/5, Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức phối hợp với Công ty may xuất khẩu Lichi Việt Nam tổ chức chương trình Cảm ơn người lao động - Bữa cơm Công đoàn.
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, giải quyết kiến nghị của cử tri

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, giải quyết kiến nghị của cử tri

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024.
Dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Bài 2: Động thái “lạ” từ Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

Dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Bài 2: Động thái “lạ” từ Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

(LĐTĐ) Sai phạm tại dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Dư luận đặc biệt quan tâm đến hướng xử lý dứt điểm vụ việc để dự án tiếp tục triển khai, hoàn thành cũng như làm rõ và xử lý vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước TP.HCM, nhà đầu tư, kể cả ngân hàng tham gia tài trợ, cấp tín dụng cho dự án.
Lắng nghe để đáp ứng tối đa nguyện vọng chính đáng của công nhân lao động

Lắng nghe để đáp ứng tối đa nguyện vọng chính đáng của công nhân lao động

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, lãnh đạo Thành phố mong muốn lắng nghe trực tiếp ý kiến của công nhân, người lao động trên mục tiêu chung “năng suất cao hơn, phúc lợi tốt hơn”. Thảo luận để làm sao chính quyền Thành phố có thể tạo điều kiện tốt hơn, hỗ trợ nhiều hơn cho công nhân, người lao động Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Giá chung cư sẽ hết sốt?

Giá chung cư sẽ hết sốt?

(LĐTĐ) Gần đây, vấn đề chung cư đang có 2 luồng trái chiều. Nhiều người hy vọng rằng sau cơn “sốt ảo” giá nhà chung cư sẽ quay đầu đi xuống, người thì cho rằng giá chung cư vẫn sẽ neo ở mặt bằng mới. Theo các chuyên gia ở lĩnh vực này, nếu có thêm nguồn cung, phân khúc bất động sản chung cư mới giảm nhiệt. Vấn đề đặt ra “nguồn cung” này chưa biết đến bao giờ “tung” ra thị trường.
Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

(LĐTĐ) Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

(LĐTĐ) Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu sẽ xây dựng và cung cấp ra thị trường khoảng 6.600 căn hộ nhà ở xã hội, phát triển khoảng 8.000 - 10.000 căn trong năm 2024.
TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) với quy mô 865 căn hộ.
Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

(LĐTĐ) Khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Đáng chú ý, gần 73% doanh nghiệp đã cho biết, họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai.
Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được kỳ vọng sẽ giải quyết điểm nghẽn tồn tại nhiều năm nay, thúc đẩy hàng trăm dự án bất động sản khởi động, sớm về đích, đem lại nguồn thu ngân sách cũng như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất

Cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất

(LĐTĐ) Những thay đổi của Luật Đất đai 2024 góp phần tái cấu trúc cơ chế định giá đất, mở rộng cơ hội vay thế chấp và khơi thông thủ tục giải phóng mặt bằng giúp định hình lại môi trường đầu tư. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan chức năng cần quan tâm đến vấn đề thu hồi đất sao cho phù hợp và đảm bảo hài hòa lợi ích.
Ngân hàng thế giới dự báo bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi mạnh

Ngân hàng thế giới dự báo bất động sản Việt Nam sẽ phục hồi mạnh

(LĐTĐ) Ở nửa cuối năm 2024, bất động sản dự kiến phục hồi với nhiều cải cách thể chế được thực hiện như Luật Đất đai năm 2023 có hiệu lực thực thi, trái phiếu doanh nghiệp có tín hiệu tốt từ cuối năm 2023.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH và chế độ hậu kiểm.
Xem thêm
Phiên bản di động