Thí sinh bất ngờ vì đề thi Lịch sử … quá hay

Sau môn thi Lịch sử sáng nay (4/7), nhiều thí sinh bày tỏ sự thích thú trước đề thi môn Lịch sử không cứng nhắc nặng nề bắt học sinh nhớ nhiều số liệu mà làm bài với những liên hệ thực tiễn, hiểu biết bản thân.
Thí sinh bị đình chỉ tăng vọt trong ngày thi thứ hai
Thi THPT Quốc gia: Đề ngữ văn "dễ thở" hơn vật lý
Đề thi vừa sức trong ngày đầu thi THPT Quốc gia
Những sự cố hy hữu trong ngày thi đầu tiên
22 thí sinh bị đình chỉ thi sau môn thi đầu tiên
Thí sinh bất ngờ vì đề thi Lịch sử … quá hay

Gia Lai: Đề đòi hỏi độ tư duy

Sáng nay là môn thi cuối cùng của những thí sinh khối C, nên hầu hết các thí sinh khá thoải mái làm bài thi. Nhiều thí sinh tại Gia Lai đã hoàn thành bài thi của mình trước thời gian, nên đã tranh thủ ra sớm.

Tự tin với bài thi là tâm trạng chung của nhiều thí sinh tại các điểm thi. Phần lớn thí sinh đánh giá đề thi vừa tầm đối với sức học trung bình, chỉ có 1 số câu muốn kiếm điểm cao đòi hỏi độ tư duy.

Là dân học khối C - thí sinh Võ Thị Dung rời điểm thi Trường Chuyên Hùng Vương - chia sẻ: Đề năm nay rất hay, muốn đạt điểm cao đòi hỏi phải tư duy tốt. Ban đầu vào thi, em hơi lo lắng, đọc đề xong em đã lấy lại sự tự tin và làm bài. Em chỉ làm bài mất khoảng 120 phút.

“Các câu trong đề sát với chương trình mà em đã ôn luyện. Đề em thấy rất ấn tượng với câu hỏi số 3 về Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam, câu này em làm được nhất. Các câu khác cũng không dựa quá vào việc học thuộc lòng nên em không sợ quên sự kiện” - em Đặng Thị Giang, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Gia Lai).

Nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm trạng phấn khởi vì làm được bài, nhưng cũng xuất hiện số ít thí sinh không có được niềm vui đó. Thí sinh Trần Đình Hào – đang là chiến sĩ công an cho biết – đề câu 4 em làm khá tốt nhưng các câu còn lại em chỉ làm được 1 vài ý. Không phải đề quá khó mà do em ôn thi chưa kỹ. Em chỉ mong đạt được điểm 5.

Tại cụm thi Gia Lai do trường ĐH Nông lâm TP HCM chủ trì, buổi thi môn Sử sáng nay có 4.154 thí sinh dự thi trên tổng số 4.296 đăng kí dự thi, chiếm tỷ lệ 96,69%. (Nguyễn Dũng)

Thí sinh bất ngờ vì đề thi Lịch sử … quá hay

Nghệ An: Đề thi khơi gợi thí sinh từ lịch sử liên hệ thực tiễn

Tại cụm thi Vinh, sáng nay chỉ có 14/60 điểm thi là mở cửa có thí sinh dự thi. Các điểm thi có đông thí sinh chỉ tập trung vào những điểm thí sinh đăng ký xét tuyển khối C như trường THCS Trường Thi, Trường THPT chuyên Đại học Vinh.

Với thời gian làm bài 180 phút, tuy nhiên chưa hết giờ làm bài, nhiều thí sinh đã ra khỏi phòng thi. Đề thi được các thí sinh nhận định không quá khó, nhưng dài và để làm được điểm cao thì không dễ.

Các câu hỏi bám sát theo chương trình của sách giáo khoa, phần lịch sử Việt Nam kiểm tra kiến thức thí sinh ở cả mốc lịch sử quan trọng của lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến thắng lợi mùa xuân năm 1975 và liên hệ với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Còn lịch sử nước ngoài chỉ 1 câu.

Thí sinh Trần Văn Hạnh - học sinh trường THPT Nam Đàn 1 - chia sẻ: “Câu hỏi về hoạt động của Chủ tịch nước Hồ Chí Minh em làm rất tốt, vì từ nhỏ em đã được nghe rất nhiều câu chuyện về Bác, thăm quê Bác. Đặc biệt, là một người con quê hương Nam Đàn, em tự hào là con cháu trên quê hương Người.

Câu hỏi mở trong đề thi năm nay cũng là một câu hỏi hay: Nhân tố nào cần phát huy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Thanh niên Việt Nam cần làm gì để góp phần củng cố và phát huy nhân tố đó. Đây là câu hỏi có đáp án khá rộng và mỗi một thí sinh có một ý kiến khác nhau, tạo sự hứng thú cho thí sinh.

Tuy nhiên các thí sinh cũng cho rằng, với đề thi này, những em nào thi tốt nghiệp THPT thì hơi quá sức. Còn đối với những em thi khối C, để đạt điểm cao thì cần có kiến thức và kỹ năng làm bài.

Tại cụm thi trường THCS Trường thi, có rất nhiều thí sinh là bộ đội, chiến sĩ cảnh sát nghiệp vụ được đơn vị cử đi thi. Các em đều nhận xét đề thì nhìn qua thì dễ, nhưng càng làm thì càng thấy không đơn giản.

“Do thời gian ôn luyện không nhiều và đã học xong THPT lâu, kiến thức rơi rụng nhiều nên khá vất vả đề làm bài thi” - thí sinh Dư Tuấn Anh (cảnh sát cơ động) cho biết.

Thí sinh Trần Châu Anh - điểm thi trường THCS Trường Thi - nhận xét: Trước đây đề thi lịch sử thường ra rất nhiều sự kiện buộc thí sinh thuộc lòng nhưng nay thì đề thi đòi hỏi nhiều thí sinh ở việc nhận định đánh giá và em thích cách ra đề này.

Ví dụ như nhận định và lựa chọn 1 sự kiện lịch sử thể hiện quyết tâm cao của nhân dân Việt Nam trong đấu tranh giành giữ bảo vệ chủ quyền đất nước.

Hay như Hiệp định Giơ ne vơ và việc lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới hai miền Nam Bắc “chờ” tổng tuyển cử cả nước. Ở đây, ranh giới này không phải đường biên giới chia nước ta làm 2 mà là âm mưu chia cắt nước ta của đế quốc thực dân, và nhân dân ta đã tiếp tục đấu tranh để bảo vệ thống nhất đất nước.

Đây là đề thi phân loại học sinh rõ. Bởi nếu chỉ học thuộc một cách máy móc thì sẽ không thể nào được điểm cao. Thí sinh phải nắm vững kiến thức ở cả tầm tổng quát, từ đó đưa ra những phân tích, nhận định đúng nhưng không quá sa vào chi tiết, đòi hỏi thí sinh phải biết vận dụng linh hoạt kiến thức trong cuộc sống.

Ngoài ra, câu hỏi về lịch sử nước ngoài: Sự phát triển của Nhật Bản sau chiến tranh cũng liên quan đến câu hỏi mở “Nhân tố nào cần phát huy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” của lịch sử nước ta.

Đó đều là những câu hỏi để học sinh vận dụng, liên hệ và đưa ra những ý kiến, bài học kinh nghiệm từ lịch sử, các nguồn lực để đổi mới, xây dựng đất nước hiện nay. Em thấy đề thi rất hay - Thí sinh Phan Văn Bình (Quỳnh Lưu, Nghệ An) nhận xét thêm. (Hồ Lài)

Thí sinh bất ngờ vì đề thi Lịch sử … quá hay

Hà Tĩnh: Mong đủ điểm Lịch sử xét tốt nghiệp

Sáng nay (4/7) ở môn thi Lịch sử tại Hội đồng thi số 27 tỉnh Hà Tĩnh chỉ có 262 thí sinh đăng ký dự thi.

Thời tiết vẫn tiếp tục nắng nóng trên 40 độ. Tại Hội đồng thi Trường THPT Phan Đình Phùng chỉ có 11 thí sinh dự thi nhưng đã có 9 thí sinh rời phòng thi sớm gần 30 phút.

Các thí sinh cho biết, bọn em đều học ở trường Trung cấp nghề và GDTX nên làm được bài cỡ khoảng 2-3 câu thôi. Đề thi Lịch sử thực sự khó đối với bọn em.

Thí sinh Lê Thị Hiên - Trường Trung Cấp Nghề Hà Tĩnh - cho biết: “Kiến thức đều có ở sách giáo khoa, đề thi dài, các câu đều có ý câu hỏi như dạng văn nghị luận, ai vững kiến thức mới làm được.

Một số thí sinh khác cũng cho biết câu nào cũng làm nhưng không chắc đúng hay sai. Bọn em mong là đủ điểm đậu tốt nghiệp để đi học nghề thôi.

Các phụ huynh cũng mong đạt đủ điểm để tốt nghiệp rồi đi học nghề. Với các thí sinh này, sau khi thi xong môn lịch sử các em đã hoàn thành kỳ thi. Chiều nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 1.745 thí sinh dự thi môn cuối cùng là môn Sinh học. (Minh Thư)

Cụm thi Cần Thơ: Thí sinh hào hứng với đề Sử “mở”

Tại cụm thi Cần Thơ, môn Sử có số lượng thí sinh dự thi ít hơn các môn khác. Cụm thi do Trường ĐH Cần Thơ chủ trì môn Lịch sử có 4.925 thí sinh đăng ký dự thi. Cụm thi Sở GD&ĐT TP Cần Thơ chủ trì có 477 học sinh chọn thi.

Có mặt tại một số hội đồng thi, sau 2/3 thời gian làm bài môn Sử hầu như không có thí sinh ra sớm. Trường thi im phăng phắc, phụ huynh ở ngoài cũng hồi hộp hướng mắt vào khu vực thi.

Hết giờ làm bài, thí sinh ra khỏi phòng thi với nhiều tâm trạng khác nhau. Có em cho biết đề thi hơi dài, hay mà khó, cần tận dụng hết thời gian mới làm kịp. Có em phấn khởi vì đề thi mở, không có nhiều câu hỏi yêu cầu thí sinh phải học thuộc lòng…

Nhiều thí sinh có chung tâm trạng là đề Sử năm nay đã rất “mở” so với các năm trước, không cần thí sinh phải học thuộc lòng nhiều. Chủ yếu là nắm được sự kiện và áp dụng sự hiểu biết để giải quyết vấn đề…

Vừa ra khỏi Hội đồng thi Trường THCS Đoàn Thị Điểm, thí sinh Lê Thị Diễm Trang cho biết: Em thấy đề thi Sử năm nay rất hay, vừa sức thí sinh, trong đó câu I và câu II đòi hỏi khả năng ghi nhớ, sắp xếp và phân tích sự kiện của thí sinh.

Riêng câu III và câu IV thuộc dạng mở, đây cũng là những câu đòi hỏi thí sinh nắm vững vấn đề, nêu chính kiến và phân tích, bình luận. Em nghĩ đề thi này không khó để đạt điểm trung bình, còn điểm cao cũng rất khó kiếm…

Theo ghi nhận của phóng viên, nội dung đề thi Sử được thí sinh quan tâm nhất là câu III và câu IV. Trong đó câu III có phần yêu cầu thí sinh nêu suy nghĩ về sự khẳng định “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập” trong Tuyên ngôn độc lập và làm sáng tỏ quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giữ vững quyền tự do và độc lập.

Đặc biệt ở câu IV, câu hỏi thanh niên Việt Nam cần làm gì để góp phần củng cố và phát triển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đã tạo nên hứng thú cho thí sinh.

Thí sinh Nguyễn Trung Hiếu chia sẻ: Em thấy đề thi Sử muốn đạt điểm cao phải hoàn thành câu III và IV. Để hoàn thành bài thi, em cố gắng tìm hiểu và liên hệ các vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, tình hình biển Đông vào bài thi của mình. Hy vọng đạt kết quả tốt.

Theo nhiều thí sinh, đề thi môn Toán, Ngoại ngữ, Văn, Vật lý, Địa lý, Hóa học, Lịch sử có cùng cấu trúc gồm những phần dễ dành cho xét tốt nghiệp THPT và có phần khó, nâng cao để thí sinh kiếm điểm vào ĐH, CĐ. (Quốc Ngữ)

Thí sinh bất ngờ vì đề thi Lịch sử … quá hay

ĐBSCL: Giữ nghiêm kỷ luật ở cụm thi địa phương

Buổi thi môn Lịch sử các cụm thi ở khu vực ĐBSCL vẫn duy trì tốt tình hình an ninh trật tự. Đặc biệt là các cụm thi địa phương do Sở GD&ĐT tổ chức rất nghiêm túc.

Thông tin từ Cụm thi Trường ĐH Cần Thơ, môn Lịch sử có 4.759 thí sinh dự thi (tỷ lệ 96,61%), vắng 167 thí sinh. Có 9 thí sinh bị đình chỉ thi, trong đó có 4 thí sinh sử dụng tài liệu và 5 thí sinh mang tài liệu vào phòng thi.

Cụm thi Sở GD&ĐT TP Cần Thơ môn Sử có 464 thí sinh dự thi (tỷ lệ 97,27%), vắng 13 thí sinh.

Cụm thi Sở GD&ĐT An Giang môn Sử có 309 thí sinh dự thi (tỷ lệ 97,48%),

Cụm thi Sở GD&ĐT Kiên Giang, môn Sử có 774 thí sinh dự thi (tỷ lệ 98,60%), vắng 11 thí sinh.

Cụm thi Sở GD&ĐT Đồng Tháp môn Sử có 128 thí sinh dự thi (tỷ lệ 96,24%), vắng 5 thí sinh.

Cụm thi Trường ĐH Đồng Tháp môn Sử có 2.051 thí sinh dự thi (tỷ lệ 97,76%), có 3 thí sinh bị đình chỉ thi do vi phạm quy chế. (Quốc Ngữ)

Đà Nẵng: Đề thi đòi hỏi thí sinh phải có cả kiến thức xã hội

Dự thi môn Lịch sử để lấy điểm xét tốt nghiệp, thí sinh Bnước Thị Mai (trú Huyện Đông Giang, Quảng Nam) - điểm thi trường THPT Trần Phú - cho biết: So với đề minh họa, đề thi chính thức môn Lịch sử “dễ thở” hơn; đề có nhiều dữ liệu nên thí sinh dễ phân tích và không bắt buộc thí sinh phải học thuộc một cách máy móc.

Với dạng đề như thế này, đòi hỏi thí sinh phải biến kiến thức trong sách giáo khoa thành kiến thức của mình, biết phân tích, tổng hợp và trình bày theo quan điểm của mình.

Thế nhưng, nhiều thí sinh dự thi môn Lịch sử để xét tuyển ĐH thì lại cho rằng đề thi môn Lịch sử năm nay dài và khó.

Nguyễn Thị Tố Nguyên - học sinh trường THPT Ông Ích Khiêm (Đà Nẵng) - nhận xét: Thí sinh không phải phụ thuộc nhiều vào các số liệu, mốc ngày tháng mà buộc thí sinh phải biết tư duy. Có một điểm mới, lạ của đề thi năm nay là có 2 câu hỏi có hướng của văn học, như phần hỏi về vai trò của thanh niên…, đòi hỏi thí sinh vừa phải tư duy vừa có những hiểu biết, kiến thức xã hội.

Ở môn Lịch sử, cụm thi ĐH Đà Nẵng có 4 thí sinh tại điểm thi trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm bị đình chỉ do mang tài liệu vào phòng thi; tỉ lệ thí sinh dự thi đạt 96.27% với 3.507 thí sinh dự thi so với 3.643 thí sih ĐKDT. (Hà Nguyên)

Thí sinh bất ngờ vì đề thi Lịch sử … quá hay

Thừa Thiên - Huế: Dạng đề thi được ôn luyện nhiều trong trường học

Sáng nay, tại cụm thi 26 do ĐH Huế chủ trì, môn Lịch sử là môn có số lượng thí sinh đăng ký dự thi ít nhất. Theo số liệu đăng ký tại ĐH Huế chỉ có 5.876 nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Trong đó đến dự thi là 5708 thí sinh chiếm tỷ lệ 97,4%, cụ thể tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.788 thí sinh, Quảng Bình 2.268 và Quảng Trị 1.798 thí sinh.

Vì số lượng thí sinh đăng ký ít nên ĐH Huế chỉ bố trí 11/30 tổng số điểm thi. Số lượng thí sinh tập trung thi môn Lịch sử nhiều nhất nằm ở hai hội đồng trường THCS Phạm Văn Đồng, TP Huế (31 phòng thi) với tổng số 928 thí sinh tham gia dự thi, Trường THCS Nguyễn Tri Phương (25 phòng), ít nhất thuộc về hội đồng khoa Du Lịch với số lượng 6 phòng thi.

Theo đánh giá thí sinh Lê Minh Thư - đến từ huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình - đề thi năm nay rất hay, kiến thức khá rộng và đậm tính thời sự, em ấn tượng nhất là cả hai câu 1 của phần III, trong đó yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Bác Hồ trong Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (2-9-1945) khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập”.

Em thấy đây là câu hỏi mở rất ý nghĩa, khẳng định chủ quyền trọn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Quê em ở bên sông Kiến Giang cùng quê với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, em thích sử từ nhỏ, ước mơ từ lúc cấp hai của em sau này trở thành giáo viên dạy Lịch sử, vì thế trong sáng nay em làm bài khá tốt hy vọng sẽ đạt điểm 7. Với dạng đề thi này em đã được luyện nhiều trong quá trình ôn tập tại trường,

Tại Trường THCS Phạm Văn Đồng, hầu hết các thí sinh đều chọn thi khối C. Thí sinh Phạm Thị Trang đến từ trường Đặng Huy Trứ -tỉnh Thừa Thiên Huế - tâm sự: Năm nay em định chọn vào Khoa Báo chí - Truyền thông ĐHKH Huế. Các môn thi trước em đã làm tốt bài rồi nhất là môn Địa sáng qua.

Hôm nay đề thi môn Sử hay quá, em thú vị với câu II đặc biệt là phần nêu công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam. Ở phần này có bản dữ liệu cho sẵn, nên giúp thí sinh nhớ các mốc thời gian chính để làm bài. Đây cũng chính là những mốc thời gian quan trọng mà chúng em đã được học trong giai đoạn lịch sử từ năm 1919 đến tháng 1 năm 1930.

Qua tìm hiểu của phóng viên, tại hội đồng trường THCS Phạm Văn Đồng có tổng sổ 928/930 thí sinh đến đăng ký dự thi môn Lịch sử.

TS. Trần Trung Hỷ - Chủ tịch Hội đồng thi Trường THCS Phạm Văn Đồng - cho biết: Trong những ngày qua các giám thị, giám sát, thư ký tại Hội đồng thi trường THCS Phạm Văn Đồng đã làm rất tốt công việc đã phân công. Môn thi Lịch Sử cũng là môn thi cuối cùng tại hội đồng này.

Trong hơn 3 ngày thi qua, chúng tôi đã quán triệt chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, ĐH Huế yêu cầu tất cả cán bộ coi thi trước lúc phát đề thi tuyệt đối không cho thí sinh đem theo điện thoại, tài liệu ngoài vào phòng thi, chính vì thế tại hội đồng thi trường THCS Phạm Văn Đồng, TP Huế không có bất kỳ một trường hợp thí sinh nào bị lập biên bản khiển trách hoặc đình chỉ thi.

Đáng tiếc chỉ có một thí sinh phải nhập viện cấp cứu vì suy nhược cơ thể khi đang làm bài thi môn Địa lý. (Minh Ngọc)

Thí sinh bất ngờ vì đề thi Lịch sử … quá hay

Kon Tum: Thí sinh tự tin ra khỏi phòng thi sớm

Sau hơn 2/3 thời gian làm bài môn thi Lịch sử sáng nay, nhiều thí sinh tại điểm thi Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum – Hội đồng thi THPT quốc gia 2015 Sở GD&ĐT Kon Tum - đã rời phòng thi. Đây cũng là môn thi cuối cùng của nhiều thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2015 nên hầu hết các thí sinh tỏ ra nhẹ nhàng, thoải mái.

Chia sẻ về kết quả làm bài, các thí sinh đều tỏ ra phấn khởi, mặc dù kết quả làm bài chỉ đạt khoảng 40 đến 80%. Thí sinh Huỳnh Thị Thu Thảo (số báo danh 036001334, quê xã Đắc Long, huyện Konplong) – một trong những thí sinh ra sớm nhất điểm thi Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum - cho hay: Đề thì môn Lịch sử có 4 câu, trong đó có 2 câu lý thuyết, 2 câu vận dụng kiến thức. Với học lực trung bình nên kết quả bài làm em chỉ đạt khoảng 50% bài thi.

Thí sinh Huỳnh Thị Thu Thảo chia sẻ thêm: Kết thúc kỳ thi năm nay, em tự tin nhất với kết quả làm bài môn Ngữ văn, còn 3 môn Toán, Sử, Địa thì không tự tin lắm.

Cùng tâm trạng, thí sinh Nguyễn Hoàng Sơn (số báo danh 036001266, quê ở Hà Nam, sinh sống tại huyện Đăk Hà, Kon Tum) cho biết: Đề thi có 4 câu nhưng em không làm được câu 1 do ôn tập không kỹ. Còn 3 câu còn lại em làm bài cũng tạm ổn. Hy vọng sẽ đạt điểm cao để kéo điểm thi các môn còn lại. (Đại Khải)

Thí sinh bất ngờ vì đề thi Lịch sử … quá hay

TPHCM: Đề thi Lịch sử hay

Dù chưa hết thời gian, nhưng có khá nhiều thí sinh rời phòng thi thúc với tâm trạng rất vui. Khi được hỏi các em tỏ ra rất vui vẻ vì cho rằng đề Lịch sử không quá khó, dễ dàng lấy điểm 6 với những bạn có học lực trung bình.

Với nhiều em theo ban C, đây là môn thi cuối cùng nên các sau khi hoàn thành các em rất vui.

Nguyễn Hoàng Kim Vy - TTGDTX quận 12 - chia sẻ: Đề thi có 4 câu, em thấy hay, có câu hỏi vận dụng tức là thanh niên thời nay làm những điều gì để góp phần phát triển đất nước. Đề vận dụng tư duy nhiều. Cũng có những câu đòi hỏi chúng em vừa phải nắm được kiến thức vừa biết liên hệ thực tiễn. Em làm được khoảng 6-7 điểm.

Em Trâm Anh - HS Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TPHCM) - là một thí sinh theo ban D, nhưng vì yêu thích nên em chọn môn Lịch sử để thi xét tốt nghiệp.

Trâm Anh chia sẻ: Đề Sử theo em rất hay, để cho thí sinh trình bày những kiến thức, quan điểm của thí sinh hơn là làm bài một cách thuộc lòng, học tủ. Tuy nhiên, cũng phải nắm vững những kiến thức trong sách giáo khoa. Em làm hết và em nghĩ mình đạt khoảng 7-8 điểm môn Sử. Em thấy đề thi năm nay rất hay và cũng không quá khó, chúng em rất thoải mái. Các bạn học lực trung bình cũng có thể lấy 6 điểm dễ dàng.

Phía bên ngoài cổng trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật TPHCM, anh Văn Dũng (quê ở TX Long Khánh, Đồng Nai) cùng con gái sau khi kết thúc môn thi Lịch sử đã ra ngã tư Thủ Đức để đón xe về nhà.

Anh kể: VVé xe hôm hai bố con đi lên là 50 ngàn đồng/người. Hôm nay về vé xe không tăng, tôi gọi điện cho nhà xe Cúc Phương rồi, họ sẽ đón bố con vào lúc 11h40 trưa. Năm nay coi vậy chứ xe cộ đi lại thuận tiện hơn, các cháu về cũng nhiều rồi nên không có tình trạng nhồi nhét như năm trước nữa đâu”.

Cũng như anh Dũng, rất nhiều phụ huynh và thí sinh ở các tỉnh lân cận như Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương… kết thúc môn thi Lịch sử đã lên xe về nhà. Cũng có nhiều phụ huynh chạy xe máy từ nhà từ sớm đến địa điểm thi để đón con.

Anh Văn (quê ở Bình Phước) cho biết, cũng nhờ các bạn tiếp sức mùa thi tìm nhà trọ giúp nên hai bố con thoải mái lắm, giờ ra chạy xe máy về nhà. Hỏi cháu thấy làm bài tốt là vui rồi. (Thảo Nguyên).

Thí sinh bất ngờ vì đề thi Lịch sử … quá hay

Hà Nội: Niềm vui lan khắp trường thi

Ngọc Anh – học sinh Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) – xét tuyển đại học khối D nhưng chọn Lịch sử là môn thi tốt nghiệp. Ngọc Anh cho biết mình yêu Lịch sử, đặc biệt có ý định du học nên quyết tâm học, tìm hiểu Lịch sử đất nước để làm hành trang khi sang xứ người.

Hoàn thành bài thi Lịch sử khá sớm, Ngọc Anh chia sẻ tâm trạng bất ngờ và thú vị khi đọc đề.

“Đề thi rất hay, không hề yêu cầu thí sinh học thuộc, ghi nhớ các sự kiện Lịch sử. Kiến thức trong sách giáo khoa chỉ là nền tảng, là cơ sở để từ đó chúng em phát triển bài làm. Do đó, đề thi khá dài nhưng khi làm lại nhẹ nhàng vì chủ yếu những kiến thức viết ra là hiểu biết của bản thân.” – Ngọc Anh nói.

Cũng bày tỏ sự thích thú trước đề thi Lịch sử, Nguyễn Nhật Hoàng – học sinh Trường THPT Trần Phú (Hà Nội), dự thi tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết mình làm hết 6 mặt giấy.

“Rõ ràng là với đề thi này, học sinh chúng em không phải lo lắng về việc môn Lịch sử cần ghi nhớ quá nhiều sự kiện và con số nữa. Đề thi chủ yếu yêu cầu liên hệ thực tế và học sinh chịu khó nghe, chịu khó đọc thời sự, tin tức chắc chắc sẽ làm tốt” – Hoàng cho hay.

Được biết, Hoàng cũng là học sinh khối D và em chỉ chọn thi Lịch sử để lấy điểm xét tốt nghiệp.

Là một trong những thí sinh sớm ra khỏi phòng thi, Lê Đức Tuấn – học sinh Trường THPT Trương Định – lại nhận định đề thi có tính phân loại và đặc biệt có lợi cho những thí sinh yêu Lịch sử.

Theo chia sẻ của các thí sinh, đề thi Lịch sử năm nay có 4 câu. Theo đó, câu 1 hỏi về sự phát triển của kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến 1973 và nêu nguyên nhân.

Câu 2: Yêu cầu nêu những công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam và đưa ra sự kiện quan trọng trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, dựa trên bảng mốc thời gian, sự kiện cho sẵn.

Câu 3 có 2 ý. Ý 1 yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ về một câu nói trong bản Tuyên ngôn độc lập; ý 2 yêu cầu nêu sự kiện quan trọng của nhân dân Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền trong các giai đoạn: 1945 – 1954, 1954 – 1975 …

Câu 4 cũng có 2 phần. Phần 1 liên quan đến Hiệp định Giơnevơ; phần 2 yêu cầu học sinh đưa ra chủ kiến về nguyên nhân quan trọng dẫn tới chiến thắng của quân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và biện pháp phát huy, phát triển nhằm bảo vệ, xây dựng đất nước (Hiếu Nguyễn ghi)

Một số hình ảnh thí sinh vui tươi sau giờ thi môn Lịch sử tại điểm thi Trường ĐH Bách khoa Hà Nội:

Thí sinh bất ngờ vì đề thi Lịch sử … quá hay

Giáo dục thời đại

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.

Tin khác

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động