Thất nghiệp nhiều, sư phạm vẫn “lọt” top ngành được ưa chuộng nhất
15 trường đại học có số nguyện vọng đăng ký xét tuyển cao nhất | |
Đào tạo ngành sư phạm: Bao giờ cung hết vượt cầu? |
Thống kê của Bộ GD-ĐT về số lượng thí sinh (TS) đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH CĐ năm 2017 mới đây cho thấy, trong số 635.000 TS cả nước đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào các trường ĐH thì có 10 nhóm ngành được TS lựa chọn nhiều nhất (chiếm 50% TS cả nước).
Ngành sư phạm vẫn được nhiều TS lựa chọn (Ảnh minh họa: IT) |
Đứng đầu danh sách này là nhóm ngành kinh doanh với trên 80.000 TS đăng ký NV1, tiếp đó là nhóm ngành ngôn ngữ - văn hóa với 42.500 TS đăng ký (chiếm 6,7%). Đặc biệt, nhóm ngành đào tạo giáo viên vẫn xếp vị trí thứ 3 với trên 39.000 TS đăng ký (chiếm 6,2%), sau đó mới đến nhóm ngành Luật (5,5%), y – dược (5%), công nghệ thông tin (4,3%), công nghệ kỹ thuật cơ khí (3,7%), tài chính – ngân hàng...
Lý giải việc ngành sư phạm thất nghiệp nhiều, khó xin việc nhưng thí sinh vẫn “chuộng”, các chuyên gia giáo dục cho rằng: Sức hấp dẫn của ngành học này vẫn nằm ở việc miễn học phí và điểm đầu vào không quá cao.
“Trước đây, việc xét tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên rất khó khăn, điểm trúng tuyển phần lớn rơi vào khoảng từ 20 – 24 điểm. Tuy nhiên, mấy năm gần đây khi nhu cầu giáo viên đã bão hòa, điểm trúng tuyển sư phạm chỉ dao động từ 17 – 21 điểm, thậm chí rất nhiều ngành chỉ lấy bằng điểm sàn. Điểm đầu vào thấp cùng với việc ưu đãi học phí, môi trường làm việc trẻ trung, được tôn vinh là một nghề cao quý, được nghỉ hè có lương... vẫn khiến ngành sư phạm thu hút TS, “bất chấp” cảnh báo thất nghiệp, khó kiếm việc làm” – một chuyên gia giáo dục phân tích.
Em Nguyễn Thu Trang (Lý Nhân – Hà Nam) cho biết, trước khi quyết định thi vào ngành sư phạm mầm non em cũng đã tìm hiểu về cơ hội việc làm sau ra trường khá cẩn thận. “Khi nói thi sư phạm, nhiều người cũng ái ngại cho em lắm nhưng em đã tìm hiểu kỹ và được biết giáo viên THCS giờ thừa nhiều nhưng giáo viên mầm non vẫn thiếu. Bố mẹ cũng đã “nhắm” chỗ gửi gắm sau khi ra trường, hơn nữa sức học của em chỉ có khả năng đỗ CĐ sư phạm. Vì những lý do đó nên em quyết định thi vào ngành học này” – Trang nói.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, đối với nhóm đào tạo sư phạm, mặc dù vẫn có lượng TS đăng ký khá đông nhưng việc lựa chọn chuyên ngành đã có sự cân nhắc rõ rệt phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.
Nếu như trước đây, tỷ lệ TS chọn ngành sư phạm bậc phổ thông rất cao thì năm nay, tỷ lệ lớn nhất trong nhóm ngành đào tạo giáo viên là giáo dục mầm non (chiếm 33%). Điều này phù hợp với nhu cầu hiện nay, ngành giáo dục mầm non vẫn đang thiếu khoảng 45.000 giáo viên. Để cân bằng việc thừa – thiếu giáo viên cục bộ, mới đây, Bộ GD-ĐT đã phải xây dựng đề án đào tạo lại trên 40.000 giáo viên phổ thông đưa xuống dạy cấp học mầm non.
Ông Ga cũng cho biết, sau khi có kết quả thi, thí sinh vẫn còn cơ hội điều chỉnh lại nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Chính vì vậy, có thể tỷ lệ chọn các khối ngành sẽ biến động nhưng không nhiều.
Theo Tùng Anh/danviet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40