Thanh toán bệnh lao: Cần sự vào cuộc của cả cộng đồng
Đã đến lúc cùng hành động để chấm dứt bệnh lao | |
Chung tay nhắn tin ủng hộ người bệnh chiến thắng bệnh lao |
19% số người mắc bệnh lao chưa được phát hiện
Hiện nay, bệnh lao vẫn là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới. Theo PGS, TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương: Mỗi ngày, trên thế giới có khoảng 4.500 người tử vong vì căn bệnh này và có gần 30.000 người nhiễm bệnh. Việt Nam vẫn nằm trong top 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới, đứng thứ 16 về số người mắc lao cao và đứng thứ 15 gánh nặng lao kháng đa thuốc. Trong đó, 64% bệnh nhân lao thường và 98% bệnh nhân lao kháng thuốc phải chịu gánh nặng chi phí thảm họa. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung.
Phát biểu tại Sự kiện hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống lao;Sơ kết 5 năm triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao và Phát động Chương trình hành động quốc gia chấm dứt bệnh lao đến năm 2030 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, mỗi năm trên thế giới có thêm 10 triệu người nhiễm bệnh lao và 1,6 triệu người chết vì bệnh lao. Ngay tại Việt Nam, mặc dù là một trong những nước được đánh giá có nhiều nỗ lực và hiệu quả hàng đầu về công tác phòng, chống lao nhưng hằng năm vẫn có tới hơn 120.000 người nhiễm lao mới, khoảng 12.000 người chết vì bệnh lao, gấp 1,5 lần số người chết vì tai nạn giao thông.
Ngoài vai trò của bác sĩ, nhân viên y tế thì sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng đối với người bị bệnh lao trong quá trình điều trị là vô cùng quan trọng (ảnh BV cung cấp) |
Trên thế giới, cứ 100 người nhiễm bệnh lao thì chỉ có 61 người được phát hiện, ở Việt Nam tỷ lệ này cao hơn, cứ 100 người nhiễm bệnh thì có tới 81 người được phát hiện. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tới 19% số người mắc bệnh lao chưa được phát hiện. Phó Thủ tướng cho rằng, việc phát hiện sớm bệnh lao là vô cùng quan trọng và có tính quyết định với tỷ lệ chữa khỏi khoảng 52% trên thế giới và 75% ở Việt Nam. Thậm chí, ở Việt Nam, nếu người mắc lao lần đầu được phát hiện thì tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn trong vòng 4 - 6 tháng lên tới 90%.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam đang từng bước hình thành cơ chế tài chính bảo đảm cho công tác phòng, chống lao. Đến thời điểm này, nguồn kinh phí dành cho hoạt động chống lao ở Việt Nam là khoảng 60 triệu USD/năm. Để chữa trị cho một bệnh nhân lao, chỉ cần chưa đến 10 triệu đồng, trong đó có 2 triệu đồng tiền thuốc. Phó Thủ tướng mong rằng, toàn xã hội sẽ quan tâm, hỗ trợ Quỹ hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (PASTB), tiến tới mục tiêu 100% số người nhiễm lao ở Việt Nam được phát hiện, chữa trị ngay từ đầu.
Cần sự vào cuộc của cả cộng đồng
Trong 10 năm qua, tỷ lệ bệnh nhân mắc lao ở nước ta đã giảm được 31%, trung bình 3,8%/năm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, Việt Nam đang trên con đường chấm dứt bệnh lao. Việt Nam đã hội tụ gần đủ các yếu tố để chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Dù vậy, Chương trình Chống lao hiện nay vẫn gặp nhiều thách thức. Nhất là duy trì bền vững tất cả những điều kiện thuận lợi hiện nay, những thành quả đã đạt được cho đến năm 2030. Thách thức thứ hai cùng vô cùng quan trọng đó là sự vào cuộc và hưởng ứng của cả cộng đồng, chủ động tham gia tìm kiếm dịch vụ khám và điều trị bệnh lao, vượt qua mọi rào cản từ cả phía người bệnh cũng như thầy thuốc và xã hội.
Chủ đề Ngày Thế giới phòng, chống lao tại Việt Nam năm 2019: “Đã đến lúc cùng hành động để chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030”. Chủ đề muốn nêu rõ định hướng và mục tiêu cụ thể đó là cơ bản chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030, tức là với dân số 100 triệu thì cả nước chỉ còn 1.000 người mắc lao một năm. |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ, ông đã đi khảo sát nhiều địa phương ở miền núi, đồng bằng sông Cửu Long và được biết ngoài vai trò của bác sĩ, nhân viên y tế thì sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng, nơi làm việc cũng rất quan trọng trong nhắc nhở, giúp đỡ người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ, thời gian điều trị.
Bởi vậy, khẳng định cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Trách nhiệm của ngành y tế cùng cả hệ thống làm sao để người dân nhận thức đầy đủ về bệnh lao. Đây là căn bệnh lây nhiễm nhưng không đáng sợ, thậm chí với tiến bộ của y học ngày hôm nay không còn là bệnh nan y. Bản thân người bệnh khi có triệu chứng thì chủ động đi kiểm tra để được phát hiện, điều trị theo đúng lộ trình, phác đồ”.
Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu về bệnh lao. Đồng thời Việt Nam cần củng cố cơ chế tài chính, ứng dụng các kỹ thuật phát hiện, điều trị mới, hình thành các chương trình hỗ trợ người bệnh huy động sự tham gia của toàn xã hội thông qua công nghệ thông tin.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết thêm, chấm dứt bệnh lao không chỉ là nỗ lực của Việt Nam mà của cả thế giới. Vì thế chúng ta cần chung tay từ những nhóm cộng đồng, thành phần khác nhau ở một vùng, một quốc gia và mở rộng ra toàn cầu. Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong công tác phòng chống lao và là một điểm sáng trên thế giới. Với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy, đóng góp kinh nghiệm, tiếng nói trong công tác phòng chống bệnh lao trên toàn cầu.
Thể hiện quyết tâm của Hà Nội trong chương trình hành động quốc gia tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, Phó Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Ngô Văn Quý nhấn mạnh, trong 5 năm qua, Hà Nội đã tích cực tổ chức các hoạt động phòng, chống lao, kiện toàn mạng lưới phòng, chống lao tại các tuyến. Số lượng người bệnh lao được thu nhận điều trị giảm từ 0,6% - 1% hằng năm. Ông Ngô Văn Quý khẳng định, Hà Nội cam kết tiếp tục giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người/100.000 người dân và giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 2 người/100.000 người dân vào năm 2030, hướng tới mục tiêu để người dân Hà Nội sống trong môi trường không còn bệnh lao.
Để làm được điều đó, thành phố bảo đảm hệ thống mạng lưới chương trình chống lao hoạt động thống nhất, hiệu quả tại tất cả các tuyến, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong và ngoài hệ thống chương trình chống lao. Bên cạnh đó, triển khai đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất, thuốc men và tạo điều kiện tốt nhất cho người có thẻ bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh lao cũng như ưu đãi trong chi trả chi phí khám, chữa bệnh lao từ Quỹ Bảo hiểm y tế; áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán có chất lượng, kỹ thuật tiên tiến, các phác đồ hiện đại để tăng cường phát hiện lao sớm và điều trị bệnh hiệu quả.
Khuê Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38