“Thần tốc”, đúng nhóm thụ hưởng và không bỏ sót
Lao động tự do là nhóm đối tượng khó xác định nhưng cần được quan tâm nhất. |
Thực hiện chi trả ngay trong tháng 4
Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, đến nay, riêng trong quý I đã có 153.000 người nộp hồ sơ hưởng chính sách thất nghiệp. Đời sống người lao động, nhất là khu vực du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn và lực lượng lao động tự do rất khó khăn; phần đông đã phải nghỉ việc.
"Ngành Lao động- Thương binh và Xã hội đã tiến hành đánh giá, khảo sát và kiểm tra thực tiễn ở rất nhiều đơn vị, nhiều cơ sở. Nếu tiếp tục đà dịch như thế này thì tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm, mất việc làm trong tháng 4 và tháng 5 sẽ khoảng 2,5 triệu người nhưng nếu dịch tiếp tục bùng phát thì số lao động mất việc, thiếu việc làm, thậm chí thất nghiệp sẽ khoảng 3,5 - 4 triệu người. Bởi vậy, rất cần những giải pháp mạnh để hỗ trợ người dân, để cùng với người dân vượt qua khó khăn", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Chính phủ rất chủ động, sớm chỉ đạo việc phải hình thành tập trung các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Sau khi Chính phủ báo cáo với cơ quan có thẩm quyền và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và được Ủy ban thường vụ Quốc hội chấp thuận, ngay ngày hôm sau Chính phủ đã ban hành Nghị quyết của chính phủ về các biện pháp hỗ trợ.
Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp khẩn trương ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện thủ tục và cách thức triển khai gói hỗ trợ này.
Các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ bên cạnh yêu cầu phải triển khai đúng đối tượng, công khai, minh bạch đều yêu cầu phải triển khai rất nhanh đến tay người thụ hưởng, không được để xảy ra tình trạng chính sách chạy lòng vòng, không được để độ trễ thực hiện. Thực hiện đúng chỉ đạo đó, Ngành Lao động- Thương binh và Xã hội phấn đấu về cơ bản trong tháng 4 là sẽ triển khai hỗ trợ đến người dân.
Theo đó, các đối tượng như người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo sẽ được thụ hưởng chính sách trong tháng 4. Còn những đối tượng có quan hệ lao động sẽ được triển khai thông qua hệ thống doanh nghiệp và xác nhận của hệ thống chính quyền địa phương. Thời điểm nào có hồ sơ, thì sau 5 ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải giải quyết. Đặc biệt với sự tham gia giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp, các đoàn thể và nhân dân, việc phân bổ sẽ đến với người dân một cách công khai, minh bạch và thuận lợi nhất.
Xác định rõ tiêu chí để hỗ trợ lao động tự do
Một trong những đối tượng được thụ hưởng gói hỗ trợ của Chính phủ là lao động tự do. Đây là nhóm đối tượng cần được quan tâm nhất, nhưng cũng khó xác định nhất. Nói về đối tượng thụ hưởng này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, ông nhận được hàng trăm cuộc điện thoại và nhắn tin hỏi chủ yếu cho nhóm lao động tự do được nhận hỗ trợ gói an sinh này.
Tại Hà Nội, ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, để nguồn lực hỗ trợ của Chính phủ có thể đến với người thụ hưởng trong thời gian sớm nhất, Sở đã hướng dẫn 30 quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê, khoanh vùng các đối tượng thụ hưởng, báo cáo với Sở. Bước đầu, trong khi chờ hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 42 từ các cơ quan chức năng, các địa phương sẽ rà soát đối tượng người có công, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo… Khi các cơ quan chức năng có hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 42, Sở sẽ căn cứ vào đó để hướng dẫn các địa phương tiến hành hỗ trợ. Quan điểm nhất quán của thành phố là triển khai gói an sinh xã hội của Chính phủ theo tinh thần nghiêm túc, khẩn trương, công khai, minh bạch; không bỏ sót, không chồng chéo, trùng lặp. |
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: "Việc xác định hỗ trợ đối với lao động tự do là vấn đề rất khó bởi khó định lượng được tiêu chí, công việc nhưng đây lại là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất, tác động sâu nhất bởi đại dịch lần này. Do đó, khó mấy chúng ta vẫn phải làm. Phải tìm cách để làm sao làm nhanh nhất".
Để khắc phục được những khó khăn đó, ngày 15/4, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định về quy trình, quy chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục triển khai đối với từng đối tượng, thành phần được hỗ trợ. Trong đó, đối tượng lao động tự do được dự kiến tập trung ở 7 nhóm gồm: Những người bán hàng rong quà vặt, những người làm xe ôm, những người thu rác, bốc vác, bán vé số, những lao động trong lĩnh vực như nhà hàng, dịch vụ, ăn uống, chăm sóc sức khỏe…Sau đó, trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Gói hỗ trợ An sinh xã hội 62.000 tỷ đồng.
“Trong Quyết định và văn bản sẽ hướng dẫn rất kỹ. Ví dụ như là đối tượng người có công, bảo trợ xã hội sẽ do ngành Lao động- Thương binh và Xã hội tiến hành kê khai và trực tiếp chi trả. Còn đối tượng thuộc diện nghèo và hộ nghèo sẽ do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý kê khai và chi trả. Còn đối tượng thuộc diện tạm dừng đóng bảo hiểm sẽ do bảo hiểm xã hội của cấp huyện chi trả.
Đối với doanh nghiệp được vay ưu đãi để trả lương cho người lao động cũng có những ràng buộc nhất định để tránh trục lợi. Theo đó, doanh nghiệp chỉ được vay khi mà doanh nghiệp này đã trả 50% mức lương, khi đó mới được vay vốn ưu đãi. Thứ hai, việc trả lương không phải trả qua doanh nghiệp mà trả thẳng cho người lao động. Doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm lập danh sách và cơ quan chức năng sau khi đã kiểm tra toàn bộ danh sách trả lương chuyển thẳng cho người lao động. Do đó doanh nghiệp khó có thể trục lợi được"-Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, điều cần quan tâm nhất hiện nay là phải minh bạch công khai. Phải kiểm tra giám sát ngay từ khâu mà tiến hành rà soát, lập danh sách, khâu xét duyệt và cuối cùng là khâu chi trả. "Phải kiểm tra giám sát ở các cấp, chú trọng xử lý vi phạm phải nghiêm minh nhất, mức cao nhất và điều cuối cùng là cần phải huy động sức mạnh cả thống chính trị vào cuộc, đặc biệt là vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp, các đoàn thể và vai trò giám sát của người dân.
Những người được thụ hưởng thì phải được công khai ở tổ dân phố, cơ quan xí nghiệp cho đến cơ quan thông tin đại chúng. Nếu chúng ta làm đúng và đầy đủ các bước đó chắc chắn sẽ hạn chế tối đa việc trục lợi và vi phạm trong thực hiện chính sách"- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31