Thăm lại địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: Hịch non sông đất nước | |
Từ lời kêu gọi lắng hồn núi sông |
Về làng Vạn Phúc
Từ cầu Sông Nhuệ Giang đi thẳng về hướng Ba La, đến trung tâm Quận Hà Đông rẽ phải. Qua cầu Am, bên trái là Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng, bên phải là làng Vạn Phúc - địa điểm mà cách đây 70 năm trước Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Dòng chảy thời gian hơn nửa thế kỷ làm biến dạng địa hình, làng Vạn Phúc xưa kia dệt lụa tơ tằm nhỏ bé, nay là phố phường tấp nập người xe. Tuy nhiên, nơi Bác Hồ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vẫn còn khá nguyên vẹn.
Căn nhà của ông Nguyễn Văn Dương, 70 năm trước Bác Hồ viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ảnh Kim Anh |
Đại tá Lê Ngọc Lấn, nguyên giảng viên khoa chiến tranh quân đội Học viện chính trị Bộ Quốc phòng dẫn tôi trở lại Làng Vạn Phúc. Chỉ tay lên mái ngói nhà lưu niệm di tích Bác Hồ, đại tá Lấn bảo: “70 năm trước, dưới mái nhà kia, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Bây giờ nơi này là nhà lưu niệm cấp quốc gia, và trở thành địa điểm du lịch, phục vụ nghiên cứu lịch sử”
17 năm trước, khi tôi học “vòng 2” tại Học viện chính trị cũng đôi lần ra làng Vạn Phúc. Bên những dãy nhà san sát kề nhau, tiếng go dệp dệt lụa “ục, uỵch” của người dân Vạn Phúc khắp đầu làng ngõ xóm. Trong quần thể nhà cổ ấy, có một ngôi nhà đặc biệt được Bác Hồ chọn làm địa điểm viết Lời kiêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Người dân thủ đô đấu tranh chống Pháp trên đường phố, ảnh TL |
“Sở dĩ Bác Hồ chọn địa điểm này, vì đây là nơi thường xuyên nuôi giấu cán bộ cách mạng, trong đó có cả các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ và cũng là nơi gây dựng cơ sở cách mạng, tạo tiền đề cho cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ. Ngôi nhà này nguyên là của ông Nguyễn Văn Dương. Cụ đã qua đời rồi. Bây giờ còn ông Nguyễn Văn Hùng, là cháu đức tôn của cụ đang ở sát bên, cũng là người trông nom, bảo dưỡng nhà lưu niệm”, đại tá Lấn cho biết
Để rõ ngọn nguồn về ngôi nhà, tôi tìm gặp ông Nguyễn Văn Hùng, cháu đức tôn của cụ Nguyễn Văn Dương. Ông Hùng cho biết, qua thời gian, ngôi nhà thì có đổi mới đôi chút, còn lại các vật dụng còn khá nguyên vẹn. “Nó là dấu ấn một thời của Bác Hồ. Là bậc cháu của cụ Dương- chủ nhân ngôi nhà này, tôi luôn cảm thấy tự hào. Hàng ngàn lần dẫn đoàn khách tham quan, giới thiệu với khách về lịch sử truyền thống của ngôi nhà, mỗi lần giới thiệu, lần nào tôi cũng xúc động”, ông Hùng chia sẻ.
Ông Hùng kể, trước khi Bác Hồ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngôi nhà của ông nội ông đã là cơ sở cách mạng, nuôi dấu cán bộ của Đảng ta. Ở làng Vạn Phúc ngày ấy, nhà của ông nội ông được xây dựng kiến trúc kiểu pháp khá kiên cố. Nhà có các phòng nhỏ, hành lang, cầu thang hẹp nối liền. Tại căn phòng của cậu Tú- con trai thứ hai của ông Nguyễn Văn Dương, Bác Hồ đã nghỉ và làm việc tại đây. Căn phòng gồm một chiếc giường gỗ, ghế bàn, mắc áo được kê lại để phù hợp cho công việc và sinh hoạt của Bác trong những ngày đông giá rét.
70 năm qua, những vật dụng như cây đèn bàn, đôi tạ tay để Bác rèn luyện sức khỏe vẫn còn nguyên vẹn. Trong đó, có một vật quan trọng nhất mà mỗi lần nhìn thấy ai cũng rưng rưng xúc động, đó là bản phục chế Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. “Đây chính là bản hịch cứu quốc đầu tiên của dân tộc Việt Nam được Người viết mùa Đông năm 1946. Cho đến bây giờ nó vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, có sức lan tỏa, hiệu triệu quốc dân đồng bào”, ông Hùng xúc động nói
Ông Hùng cũng cho biêt thêm, hằng ngày ông đều mở cửa lau chùi dọn dẹp, một mặt vừa là nhiệm vụ, nhưng quan trọng hơn là tình cảm đối với Bác, với ngôi nhà kỷ niệm của dòng họ ông để lại làm nhà lưu niệm. Tháng 2-1975, ngôi nhà này đã được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Sức mạnh hiệu triệu quốc dân đồng bào
Điểm lại lịch sử, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền nhà nước Việt Nam còn non trẻ, lực lượng vũ trang cách mạng đang trong quá trình xây dựng, tổ chức và trang bị còn thô sơ; nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu, bị kiệt quệ tiêu điều bởi hậu quả của chính sách cai trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
Ở phía Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch lợi dụng cơ hội vào đòi giải giáp quân Nhật; ở phía Nam, quân Pháp theo gót quân đồng minh vào chiếm đóng Sài Gòn. Tình hình đó đã đặt vận mệnh đất nước đứng trước thử thách vô cùng nghiêm trọng. Vấn đề cơ bản nhất đặt ra cho Đảng và nhân dân ta lúc này là phải giữ vững chính quyền cách mạng trước sự tiến công của những kẻ thù độc ác và nguy hiểm.
Không thể chờ giặc “rủ lòng thương”, trước vận mệnh dân tộc “tuyên chiến hay đình chiến”? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã báo cáo với Hội đồng Chính phủ và Thường trực Quốc hội để thống nhất quyết định phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc.
Ngày 18 và 19-12-1946, tại gác hai trong căn nhà ông Nguyễn Văn Dương làng lụa Vạn Phúc thị xã Hà Đông, Bác Hồ đã khởi thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và chủ tọa hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Trung ương. Tại đây, Người đã quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước và đề ra đường lối, chủ trương kháng chiến của Đảng “Toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính”.
Lời kêu gọi nêu rõ:“Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Ngay khi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được phát đi, dân tộc Việt Nam bước vào cuộc chiến đấu mới. Mở đầu cho cuộc chiến này là mỗi góc phố, con đường, ngõ phố của người dân Thủ đô Hà Nội trở thành chiến hào thép đánh Pháp.
Cùng thời điểm ấy, tại Nam bộ, hàng trăm cuộc đấu tranh đã nổ ra và giành thắng lợi. Tiêu biểu là trận phục kích đoàn cán bộ sĩ quan cao cấp quân Pháp và chư hầu từ Sài Gòn lên Đà Lạt đầu xuân năm 1948 tại cầu La Ngà trên quốc lộ 20 của Chi đội 10 do Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy. Trận này, ta phá hủy 59 xe quân sự của địch, diệt 150 binh lính hộ tống, 25 tên sĩ quan chỉ huy, hậu cần, tham mưu đi dự hội nghị quân chính, bắt sống chỉ huy đại đội hộ tống - Trung úy Jefferey người Pháp.
Ông Nguyễn Viết Chức, nguyên thuyền trưởng tàu 07 Lữ đoàn 171 Hải quân- người am tường về lịch sử Thủ đô cho biết: Lúc đó người dân Hà Nội thực hiện đi đầu chống Pháp. Hà Nội thực hiện “vườn không nhà trống”, với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Dọc phố Thái Hà, quanh Gò Đống Đa ngày ấy là chiến hào đánh giặc.
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác thực sự là một lời hịch có sức mạnh tinh thần rất lớn. Nếu mùa Đông năm 1946, nếu Bác Hồ không ra lời kêu gọi, thì không thể có chiến thắng Thu Đông năm 1947, cũng chẳng có chiến thắng biên giới năm 1950, đặc biệt năm 1954 nước ta hòa bình được lập lại. Lịch sử sang trang, đất nước đổi mới, Việt Nam đang đứng trước nhiều thuận lợi và đan xen nguy cơ khó lường. Tình hình biển Đông luôn tiềm ẩn bất ổn định về an ninh. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nguyên giá trị, và nó là bài học về hiệu triệu quốc dân đồng bào khi đất nước lâm nguy của đảng và nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới”, ông Chức, nói.
Mai Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39