Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Cần mở rộng đến toàn bộ người có quan hệ lao động

(LĐTĐ) Theo tính toán của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu bổ sung quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội đối với toàn bộ người có quan hệ lao động thì dự kiến sẽ có khoảng 10 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội trong diện này, nâng tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lên 25 triệu người.
tham gia bao hiem xa hoi bat buoc can mo rong den toan bo nguoi co quan he lao dong Trang bị kỹ năng giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
tham gia bao hiem xa hoi bat buoc can mo rong den toan bo nguoi co quan he lao dong Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Triển khai hiệu quả Hệ thống tương tác đa phương tiện

Tại Nghị quyết số 28/NQ-TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Trung ương đã đặt ra mục tiêu “từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân". Để đạt mục tiêu này, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, việc sửa đổi Bộ luật Lao động lần này có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động đến việc mở rộng vững chắc diện bao phủ về bảo hiểm xã hội.

tham gia bao hiem xa hoi bat buoc can mo rong den toan bo nguoi co quan he lao dong
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cần mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến toàn bộ người có quan hệ lao động

Bộ luật Lao động được coi là một trong những bộ luật “gốc” nên việc sửa đổi sẽ tác động đến hầu hết các luật chuyên ngành, trong đó có Luật Bảo hiểm xã hội. Theo ông Điều Bá Được - Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), để mở rộng vững chắc diện bao phủ về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm xã hội bắt buộc thì ngay trong Dự án Bộ luật Lao động sửa đổi lần này cần tạo bước đột phá trong nhận thức về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đó là mở rộng đến toàn bộ người có quan hệ lao động (có thuê mướn, sử dụng và trả lương), thay vì chỉ quy định áp dụng đối với người lao động có hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên như trong Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

Theo lý giải của ông Được, thực tế hiện nay, quan hệ lao động có thể được thông qua hợp đồng lao động, hoặc có thể thoả thuận bằng văn bản, hoặc không bằng văn bản. Nếu quy định phải có hợp đồng lao động mới thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội thì vừa không phát triển bảo hiểm xã hội hết được số lao động, lại vừa tạo “lỗ hổng” để người lao động và chủ sử dụng lao động dừng ký hợp đồng lao động để chuyển sang thoả thuận bằng hình thức khác để ngừng đóng bảo hiểm xã hội. Khi đó, mục tiêu mở rộng vững chắc diện bao phủ về bảo hiểm xã hội sẽ rất khó đạt được.

Theo tính toán của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu bổ sung quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội đối với toàn bộ người có quan hệ lao động thì dự kiến sẽ có khoảng 10 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội trong diện này, nâng tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lên 25 triệu người.

Liên quan đến vấn đề tuổi nghỉ hưu trong sửa đổi Bộ luật Lao động lần này, ông Điều Bá Được cho biết: Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất phương án tăng độ tuổi hưởng lương hưu đã nêu trong Dự án. Ngoài quy định độ tuổi hưởng lương hưu, Dự án cũng cần bổ sung quy định độ tuổi hưởng lương hưu xã hội cho phù hợp tương đồng (hiện nay đang quy định là 80 tuổi).

Tuy nhiên, việc tăng độ tuổi hưởng lương hưu cơ bản, quy định độ tuổi hưởng lương hưu xã hội sẽ kéo theo phải sửa hàng loạt các quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội như: Quy định giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu (hiện nay đang quy định từ đủ 20 năm); cách tính tỷ lệ hưởng, tính mức lương hưu theo nguyên tắc đóng, hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ, bền vững; điều chỉnh lương hưu; quy định hạn chế hưởng bảo hiểm xã hội một lần; hạn chế nghỉ hưu trước tuổi…

Đối với khu vực không có quan hệ lao động (lao động tự sản xuất, kinh doanh không thuê mướn lao động và cũng không làm thuê cho chủ sử dụng lao động khác), Trưởng Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho rằng: Đây là khu vực có số lao động tương đối lớn. Việc chuyển đổi lao động giữa khu vực này với khu vực có quan hệ lao động diễn ra liên tục, vì vậy cần có quy định để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho mọi người lao động.

Cụ thể, người lao động trong khu vực không có quan hệ lao động mà có việc làm và thu nhập ổn định, đang chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định thì cần được bổ sung vào diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi đó, theo tính toán, số lao động này sẽ làm gia tăng diện bao phủ bảo hiểm xã hội thêm hàng triệu người.

Về vấn đề tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ông Điều Bá Được cho rằng, cần quy định thống nhất về mức đóng thấp nhất, mức đóng cao nhất đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời, quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thấp nhất phải bằng 70% thu nhập thực tế của nguời lao động nhận được từ người sử dụng lao động và cao nhất không quá 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

Về tuổi nghỉ hưu: Trước hết cần nhận thức rằng, đây là quy định về “độ tuổi hưởng lương hưu” không phải “tuổi nghỉ hưu” để phân biệt với tuổi nghề và không đồng nhất tuổi nghề với tuổi hưởng lương hưu. Điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng trong và sau kỳ nghỉ lễ tăng hay giảm?

Giá vàng trong và sau kỳ nghỉ lễ tăng hay giảm?

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới trong những ngày qua lao dốc do chịu áp lực bởi sự phục hồi của đồng USD, hiện đang đứng ở mức 2.285 USD/ounce. Trong nước, giá vàng chững trong các ngày nghỉ lễ. Hiện tại, giá vàng miếng các thương hiệu được niêm yết cụ thể như sau:
Nghệ An: Huy động gần 500 người xuyên đêm chữa cháy rừng

Nghệ An: Huy động gần 500 người xuyên đêm chữa cháy rừng

(LĐTĐ) Vụ cháy rừng tại xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An diễn ra vào ngày 30/4 và đến khoảng 5h sáng ngày 1/5 đã cơ bản được khống chế.
Nữ công nhân giỏi luôn nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề

Nữ công nhân giỏi luôn nhiệt huyết, trách nhiệm với nghề

(LĐTĐ) Trong suốt quá trình làm việc tại Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Minh Quang (Đông Anh, Hà Nội), công nhân Nguyễn Thị Hường luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm với công việc, nỗ lực cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp bằng những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị.
Infographic: Đa dạng hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Infographic: Đa dạng hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tổ chức chuỗi hoạt động, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, mang lại lợi ích cho đoàn viên, người lao động, phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, địa phương, đơn vị.
Quy định về tiền lương mới từ ngày 1/7/2024

Quy định về tiền lương mới từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tổng thể tiền lương, sẽ có 5 bảng lương mới tương ứng với vị trí việc làm được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Tháng cao điểm chăm lo cho công nhân lao động của Thủ đô Hà Nội

Tháng cao điểm chăm lo cho công nhân lao động của Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Tháng Công nhân (diễn ra từ ngày 1 - 31/5) là một trong những đợt cao điểm tổ chức Công đoàn triển khai các hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; thúc đẩy sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, chủ doanh nghiệp trong xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động hiện đại, lớn mạnh.
Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ 1/5

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5), nhiều chính sách liên quan đến kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia... sẽ chính thức có hiệu lực.

Tin khác

Quy định về tiền lương mới từ ngày 1/7/2024

Quy định về tiền lương mới từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tổng thể tiền lương, sẽ có 5 bảng lương mới tương ứng với vị trí việc làm được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, quyền lợi bảo hiểm xã hội với việc công nhận và hỗ trợ 35 nhóm bệnh nghề nghiệp, phù hợp với quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Thông tư 15/2016/TT-BYT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT) quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
TP.HCM phấn đấu vào "top" 5 địa phương dẫn đầu về phát triển nhân tài

TP.HCM phấn đấu vào "top" 5 địa phương dẫn đầu về phát triển nhân tài

(LĐTĐ) Đây là mục tiêu đề ra của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong kế hoạch triển khai Quyết định số 899 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Xem thêm
Phiên bản di động